Giảm lãi vay, ổn định lãi suất huy động: Chờ hiệu ứng kép
Trong bối cảnh lãi suất tăng, yêu cầu về giảm lãi vay, ổn định lãi suất huy động để hỗ trợ doanh nghiệp càng trở nền cần thiết. Nếu thực hiện tốt, hiệu quả, giải pháp này không chỉ hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn mà còn mang lại những cơ sở nền tảng tốt cho nền kinh tế trong trung dài hạn trên nhiều phương diện khác.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản về việc đồng thuận áp dụng mức lãi suất huy động tiền gửi và cho vay hỗ trợ doanh nghiệp gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, các ngân hàng thương mại đã cùng thống nhất cam kết nghiêm túc thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VNĐ không quá 9,5%/năm tại tất cả các kỳ hạn (đã bao gồm các khoản khuyến mại). Thời gian áp dụng từ ngày 15/12/2022.
Song song đó, các ngân hàng thương mại cũng sẽ căn cứ khả năng, năng lực tài chính của mình, tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm lãi suất cho vay, với mức giảm từ 0,5 - 2%/năm tùy từng đối tượng; trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều nền kinh tế, khu vực kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng và suy giảm kinh tế có tác động ảnh hưởng nhất định đến kinh tế trong nước. Thách thức được đánh giá nhiều hơn cơ hội đã tạo ra áp lực không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, đến chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ với yêu cầu phải đạt được mục tiêu kép: giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh lãi suất tăng, yêu cầu về hỗ trợ doanh nghiệp càng trở nên cần thiết. Vì vậy, ngoài việc sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ, các công cụ thị trường, thì việc sử dụng các biện pháp hành chính hợp lý cũng rất quan trọng và ý nghĩa. Nếu thực hiện tốt, hiệu quả không chỉ hỗ trợ trong ngắn hạn mà còn mang lại những cơ sở nền tảng tốt trong trung dài hạn trên nhiều phương diện khác.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc các ngân hàng thương mại đồng thuận giữ mức lãi suất tiền gửi tối đa không quá 9,5%/năm, cũng như đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Theo ông Lệnh, việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua là cần thiết, để kìm giữ lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp xu hướng và diễn biến của thị trường tiền tệ thế giới. Song lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế, của doanh nghiệp.
Trong điều kiện đó, việc sử dụng các giải pháp hành chính như: cải cách hành chính, giảm chi phí giao dịch, thời gian giao dịch cho khách hàng và đặc biệt đồng thuận giảm lãi suất hoặc không tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp và góp phần quan trọng trong hỗ trợ chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, sự đồng thuận trong việc giữ ổn định lãi suất hoặc không tăng lãi suất, cũng như điều chỉnh giảm lãi suất của một số ngân hàng thương mại sẽ củng cố và gắn kết hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Sự gắn kết này sẽ mang lại giá trị to lớn cho sự phát triển của chính các ngân hàng thương mại, bởi khi doanh nghiệp được hỗ trợ, được chia sẻ, sẽ phục hồi và tăng trưởng. Điều này có tác động tích cực đến quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả, mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
"Hiệu ứng và tác động của sự đồng thuận này mang tính hỗ trợ và ngắn hạn. Tuy nhiên nếu thực hiện tốt, thực hiện trách nhiệm thì hiệu quả mang lại là không nhỏ. Kết quả của việc hỗ trợ doanh nghiệp bằng sự đồng thuận giữ ổn định lãi suất, giảm lãi suất cho doanh nghiệp không chỉ mang lại hai ý nghĩa trực tiếp mà còn tiếp tục tạo lập và củng cố niềm tin của doanh nghiệp, của người dân đối với ngành ngân hàng", ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết.
Cùng với động thái giảm lãi vay, neo lãi suất huy động dưới 9,5%/năm của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng triển khai một loạt biện pháp nghiệp vụ để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán.
Tại Talkshow do Báo Đầu tư tổ chức ngày 23/12, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư kiêm Điều hành Quỹ Đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam (VESAF) của VinaCapital cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang triển khai một loạt biện pháp hỗ trợ thanh khoản hệ thống như: bơm tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO); có kế hoạch mua USD; đồng thời điều chỉnh tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) của các ngân hàng; nới room tín dụng… Động thái này nhìn chung sẽ giúp hỗ trợ thanh khoản để các ngân hàng thương mại có điều kiện cho vay, giúp giảm bớt căng thẳng ngắn hạn.
Tuy nhiên, đại diện quỹ VESAF cũng phân tích, hiệu ứng hỗ trợ cho nền kinh tế sẽ diễn ra từ từ. Như với kế hoạch mua USD của Ngân hàng Nhà nước, điều này chỉ xảy ra khi giá USD trong ngân hàng tiếp tục giảm và cũng cần cân đối với nguồn USD mà Việt Nam thu hút được trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa trở lại. Thị trường vẫn tiếp tục cần thời gian để thu xếp các khoản nợ khi các khoản trái phiếu bất động sản lớn đáo hạn trong năm 2023.
Thực tế lãi suất huy động vẫn đang còn neo cao ở một số ngân hàng có mức thanh khoản kém, do tỷ lệ LDR theo quy định mới. Do đó, dù các ngân hàng cam kết trần huy động lãi suất ở mức 9,5%, nhưng nhiều khả năng tốc độ hạ lãi suất từ mức 10 - 11% hiện tại sẽ diễn ra chậm hơn so với dự kiến.
Đại diện VESAF cho rằng, điểm tích cực là chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hiện đang hướng tín dụng đến các lĩnh vực thiết yếu, sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, xuất khẩu...; trong khi, hạn chế dòng vốn trực tiếp vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận được dòng vốn trên sẽ có cơ hội bứt
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận