menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Lê Thanh Toàn

Giải thưởng uy tín, dựa vào đâu?

Năm nào cũng thấy uy tín nhưng sao quốc dân vẫn ca thán?

Giải thưởng uy tín, dựa vào đâu?

Năm nào anh già cũng thấy có danh sách những công ty hay hãng bảo hiểm uy tín và thường không bận tâm về những giải thưởng này, bởi uy tín của những công ty hay hãng bảo hiểm, họ đã xác lập ở chính quốc. Làm ăn có lợi nhuận mới vươn đến Việt Nam nên họ sẵn uy tín rồi. Họ còn được nhiều tổ chức trên thế giới xếp hạng nữa. Nói gì chẳng được và đôi khi đội ngũ bán hàng dựa sẵn vào cái này để tự cho phép “đứng trên vai người khổng lồ” tự tung, tự tác để nổ trong khi điểm mặt thấy có nhiều anh chị đa cấp “xấu xí”, hàng phế thải từ hãng bảo hiểm này trôi sang hãng bảo hiểm khác… Các cá nhân này làm bậy và gây hoạ cho những nhà tư vấn chân chính và cả khách hàng.

HỎI?

Tại sao các nước tự cho quyền có những tổ chức xếp hạng và đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam về uy tín. Họ cũng đánh giá các quốc gia về uy tín tài chính… bằng rất nhiều các KPI khác nhau và mỗi khi họ công bố xếp hạng là chúng ta cũng bị ảnh hưởng không ít với những cái họ làm và công bố.

Họ lại dùng uy tín đó vào Việt Nam “cả vú, lấp miệng em” để tự cho tổ chức họ có cái quyền “nhắm mắt, làm ngơ” cho đội ngũ kinh doanh làm bậy?

GIẢI PHÁP?

Mình ra thế giới, họ xếp hạng và đánh giá được, tại sao họ vào Việt Nam làm ăn mà chúng ta không biết đánh giá lại họ để rồi mỗi khi công bố hàng năm giống đi ”thỉnh” giải về?

Chính phủ cần giao cho VCCI làm việc này để công tâm hơn với họ và họ cũng không thể nói này, nói nọ được.

Các tiêu chí đánh giá có thể như sau về uy tín có thể như sau:

Tỷ lệ chia trả quyền lợi bảo hiểm hàng năm. (100 hồ sơ yêu cầu chi trả quyền lợi thường niên, có bao nhiêu hồ sơ được nhận bồi thường). Tỷ lệ bồi thường càng cao, uy tín càng cao. Đơn giản chưa?

Những hợp đồng bị từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm cần truy ra nguyên nhân. Nguyên nhân đến từ khách hàng hay nhà hành nghề và từ đó hàng năm tăng dần các KPI được nhận diện và đánh giá.

Chúng ta sẽ không làm ngay nhiều KPI vì cũng để cho họ làm ăn, chứ không họ lại bảo ta chèn ép họ nhưng họ vào nhận tiền từ dân ta, ta phải bảo vệ dân ta chứ? Đâu thể vào làm ăn, kinh doanh, có lợi nhuận, có tiền lại làm bậy được. (Don’t eat and shit at the same place: không ăn và ị cùng một chỗ: cái này quý vị huấn luyện nhân viên quý vị như vậy mà)

Có làm như vậy các hãng bảo hiểm mới chịu tập trung vào huấn luyện và đào tạo nhân viên của họ đến nới đến chốn và cũng chú trọng công tác tuyển dụng đầu vào hơn.

KIẾN NGHỊ?

Bộ tài chính cần làm những việc như họ làm ở Hoa Kỳ:

1. Hàng năm buộc nhà hành nghề tự ôn và đi thi để lấy chứng chỉ hành nghề. Thi đậu, tiếp tục hành nghề. Thi không đậu, ôn lại, thi lại trong kỳ sau.

2.Hàng năm có rất nhiều văn bản và quy định, việc học lại, ôn lại và thi lại cũng để cập nhật kiến thức, nâng cấp bản thân để hành nghề tiểu chuẩn hơn.

3. Việc này cũng loại ra những cá nhân yếu kém, thiếu tuân thủ đạo đức và trục lợi từ việc bán bảo hiểm ra khỏi ngành bởi những cá nhân này sẽ sớm bỏ cuộc khi thấy không còn thơm nữa.

4. Đa số những cá nhân nhắm đến kiếm tiền ngắn hạng và không lâu dài thường chỉ kiếm chác nên phá là chính chứ không xây. (Những các nhân kiếm tiền trên phụ cấp và hoa hồng bằng cách tuyển ngan thường như vậy còn organic (đi từ dưới đi lên) họ mới tu thân mà làm việc đến nơi, đến chốn để ở lại với nghề…)

5. VCCI cũng là tổ chức xếp hạng và đánh giá, không cần tổ chức rình rang hàng năm mà chỉ cần công bố trên web là đủ. Những tổ chức nào hàng năm không cải thiện được uy tín sẽ được thanh kiểm tra.

Đã đến lúc phải làm gì đó để quốc dân không mất lòng tin vào sự quản trị đất nước bởi họ cần thượng tôn pháp luật của một quốc gia.

KHÁCH HÀNG?

Chấm dứt nhìn vào uy tín của hãng đi.

Tập trung và mở to mắt ra nhìn vào uy tín nhà hành nghề. Nhìn cách họ hành nghề, nhìn cách học tham vấn, cách họ hiểu biết về nghề, cách họ hiểu về bảo hiểm và luật pháp.

Tránh xa những nhà hành nghề chiêu trò hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Các bạn mạnh dạn chia sẻ thông tin để đến được nhà quản lý.

Cám ơn các bạn!

Thân ái,

Nhà cố vấn già - Phan Lê Thanh Toàn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Lê Thanh Toàn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại