menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quỳnh Trang

Giải nỗi lo "ế tiền", ngân hàng đừng dễ dãi nhưng cũng đừng quá dò xét

Đa phần các doanh nghiệp đã đem tài sản thế chấp của mình để đi vay tiền, giờ muốn vay thêm cũng không còn tài sản thế chấp

Để giải quyết vấn đề thừa tiền trong ngân hàng, TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng giải pháp cốt lõi vẫn nằm ở phía cầu tín dụng. Tổng cầu tăng, doanh nghiệp có đơn hàng, khi đó nhu cầu vay vốn sẽ trở lại.

Theo ông Huân - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) chính sách hiện nay đang khá tập trung về phía cung, tức là giảm lãi suất để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Nhưng, vấn đề lại nằm ở phía cầu của nền kinh tế còn khá yếu.

Thời gian qua, người dân vẫn trong trạng thái "thắt lưng buộc bụng", không mạnh dạn vay vốn để tiêu dùng. Trong khi đó, các doanh nghiệp thì đối mặt với lượng đơn hàng sụt giảm khá nhiều trong năm nay dẫn đến câu chuyện không có nhu cầu vay vốn.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh khoản thì lại không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Chẳng hạn, đa phần các doanh nghiệp đã đem tài sản thế chấp của mình để đi vay tiền, giờ muốn vay thêm cũng không còn tài sản thế chấp.

Trong khi đó thị trường bất động sản lại đóng băng từ tháng 6/2022 đến nay, điều này cũng dẫn đến việc các nhà băng thay đổi về định giá tài sản thế chấp. Ví dụ, trước đây một bất động sản thế chấp tại ngân hàng có thể vay được 100 đồng, nhưng nay cũng vẫn là bất động sản đó thì chỉ vay được 60-70 đồng. Lý do là vì thị trường đóng băng, ngân hàng cũng cân nhắc về vấn đề rủi ro.

"Như vậy, lượng tiền doanh nghiệp có thể vay được sẽ giảm đi, kéo theo khả năng và nhu cầu vay vốn giảm theo", TS. Nguyễn Hữu Huân nhận định.

Với bối cảnh của hiện tại, TS. Huân cho rằng khó khăn vẫn nằm ở phía cầu. Lần đầu tiên sức cầu của thế giới cũng như tại Việt Nam giảm mạnh. Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt bị tác động và hầu như không có đơn hàng, lượng đơn hàng giảm rõ rệt, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu.

Dưới góc độ các ngân hàng, việc cân nhắc xét duyệt các khoản vay hiện nay là phù hợp với tiêu chuẩn về quản lý rủi ro. Nếu như quá dễ dãi với các khoản vay thì các ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro nợ xấu trong tương lai.

Tuy nhiên, các ngân hàng nếu quá "dò xét" trong việc cho vay thì cũng dẫn tới câu chuyện khó đưa vốn ra nền kinh tế. Để giải quyết bài toán này ông Huân cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần phát đi một thông điệp chấp thuận tăng một mức độ rủi ro nhất định cho hệ thống, khi đó dòng vốn mới có thể bơm ra cho các doanh nghiệp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả