Giải ngân đầu tư công: Chọn đúng điểm, đi đúng hướng
Kết quả giải ngân đầu tư công 7 tháng vừa qua đạt gần 194,2 nghìn tỷ đồng, bằng 41,26% kế hoạch giao đầu năm (cùng kỳ đạt 32,27%).
Tín hiệu này có ý nghĩa như thế nào, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ về chủ đề này.
PV: Thưa ông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo cho biết mức giải ngân đầu tư công tháng 7 vừa qua tăng cao kỷ lục. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của con số này?
PV: Theo ông, đâu là những nguyên nhân chính giúp chúng ta có kết quả giải ngân tích cực vừa qua?
Như vậy, có thể thấy công tác chuẩn bị dự án của những địa phương, ngành nào làm tốt thì giải ngân tốt. Còn một số địa phương khác thì vẫn còn cán bộ có tâm lý sợ làm nhiều sai nhiều thì đến kỳ đại hội bị ảnh hưởng, nên họ chậm lại.
Qua sự đôn đốc sát sao của Chính phủ và trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ, tình hình đã khá hơn. Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo tổ chức và chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc triển khai công tác giải ngân đầu tư công, vốn ODA năm 2020; đồng thời làm việc với một số tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, các tỉnh, thành miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long... Thủ tướng cũng đã chỉ đạo thành lập 7 đoàn công tác do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn đầu trực tiếp tới các địa phương, bộ, ngành kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, cơ quan, địa phương.
Trong chỉ đạo, Thủ tướng đã nói rất rõ, địa phương nào, ngành nào không làm được thì đứng sang một bên. Đó là cách nói dân dã, còn hiểu theo công tác tổ chức thì sẽ phải có hình thức kỷ luật. Như vậy, các cán bộ đang chần chừ, sợ bị ảnh hưởng trước đại hội sẽ phải chuyển biến. Đây chính là tuyên bố rất mạnh của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về đánh giá cán bộ. Qua đó, Thủ tướng Chính phủ vừa tạo áp lực, vừa động viên để các cán bộ nhiệt tình hơn, xông xáo hơn.
PV: Với vai trò là Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, ông đã có các đề xuất gì với Thủ tướng trong việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Thủ tướng đã nhiều lần nhấn mạnh động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là “cỗ xe tam mã” gồm đầu tư công, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Với đầu tư công, chúng tôi đánh giá nếu giải ngân hết khoảng 80% số vốn kế hoạch năm nay, sẽ đóng góp khoảng 0,3% vào tốc độ tăng GDP. Về thị trường trong nước, sức mua của thị trường trong nước đáp ứng khoảng 18 - 20% sức sản xuất của nền kinh tế nên sẽ đóng góp được khoảng 0,2 đến 0,4% tăng trưởng dương nữa cho GDP. Về xuất khẩu thì phụ thuộc 50% vào chúng ta, 50% vào thị trường quốc tế. Đây là 3 khâu đột phá để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong 5 tháng còn lại.
PV: Một số ý kiến cho rằng, cùng với đẩy nhanh giải ngân thì phải chú trọng hơn đến rà soát, đánh giá hiệu quả đầu tư công, chứ không phải chỉ chú trọng giải ngân. Ông nghĩ sao về điều này?
Để quá trình thực hiện đầu tư công vừa đảm bảo kịp thời, vừa đảm bảo hiệu quả, thì phải phân chia rõ ràng trách nhiệm trong cả dây chuyền thực hiện đầu tư công.
PV: Xin cảm ơn ông!
Thực hiện tốt 3 khâu đột phá sẽ có tăng trưởng cao “Nếu thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về 3 khâu đột phá thì chúng ta vẫn có thể tăng trưởng ở mức tương đối cao so với trong khu vực và trên thế giới, là khoảng 1,5% đến 2%, bằng thực lực của mình. Còn nếu cuối quý III, đầu quý IV, các nước xử lý được tình trạng bình thường mới, thì nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đến 3%, bởi tăng trưởng của chúng ta phụ thuộc đáng kể vào xuất khẩu”. Ông Nguyễn Đức Kiên |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận