menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Đức Giang

Giải mã thành công của Trung Quốc khi duy trì vị trí "công xưởng thế giới" bất chấp Covid-19

Bất chấp rất nhiều khó khăn và thách thức, Trung Quốc vẫn giữ vững ngôi vị 'công xưởng thế giới'.

Hơn 40 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc không thể tăng trưởng thần tốc nếu không nhờ vào thành công của mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Những năm gần đây, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tái cân bằng từ việc mở rộng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh thương mại của Trung Quốc cũng được gia tăng đáng kể.

Hai nguyên nhân chính

Được mệnh danh là "công xưởng thế giới", Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế của mình bất chấp sự gia tăng cơ cấu chi phí do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19, dù 2 thách thức này đã phần nào làm suy yếu vị trí của cường quốc hàng đầu châu Á trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Rõ ràng, các đợt tăng thuế liên tiếp của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc đã có tác động không nhỏ đến xuất khẩu và nền kinh tế nước này. Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ đã giảm mạnh 17% từ năm 2017 đến cuối năm 2019.

Tuy nhiên, trên phạm vi toàn cầu, theo dữ liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), năm qua, thị phần của Trung Quốc đã tăng khoảng 0,5%, cao gấp đôi so với Việt Nam, quốc gia có mức tăng thứ hai, khoảng 0,2%.

Theo các chuyên gia, thành công của Trung Quốc đến từ hai nguyên nhân chính.

Đầu tiên, Trung Quốc đã khéo léo chuyển trọng tâm ra khỏi trị trường Mỹ. Các nhà xuất khẩu quốc gia này đã tìm đến các khu vực mới như ASEAN và các quốc gia dọc theo Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường".
Thứ hai là chuyển hướng xuất khẩu. Bằng cách bán nguyên liệu đầu vào cho các nước thứ ba để lắp ráp trước khi sản phẩm cuối cùng được chuyển đến Mỹ, Trung Quốc đã có thể lách một số khoản thuế thương mại, trong khi vẫn giữ được giá trị từ các sản phẩm cuối cùng bán ra.

Nhà cung ứng của thế giới trong đại dịch

Việc ký kết Thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào đầu năm 2020 đã giúp nhiều công ty Trung Quốc thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, ngay sau đó, thách thức từ đại dịch Covid-19 đã "bủa vây" và khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gặp khó.

Những chính sách phòng chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt và hà khắc giai đoạn đầu đã khiến nền kinh tế gần như tê liệt. Thời điểm đó, với sản xuất và xuất khẩu liên tục đình trệ, nhiều người đã nghĩ rằng đại dịch có thể kích hoạt một đợt di chuyển hàng loạt chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, đánh dấu thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế Trung Quốc. Dù vậy, những gì diễn ra sau đó đã gây nhiều bất ngờ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã có những phản ứng mạnh mẽ, khá hiệu quả trong việc ngăn chặn bùng phát dịch bệnh, mở đường cho việc khôi phục sản xuất và xuất khẩu một cách nhanh chóng.

Sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã tàn phá sản xuất toàn cầu, khiến hoạt động thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng.Trung Quốc từ đó trở thành nhà cung cấp cuối cùng trong các rổ hàng hóa liên quan đến đại dịch như thiết bị bảo vệ cá nhân, máy móc y tế, thiết bị điện tử để làm việc từ xa...

Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt vào năm 2020 và đầu tư nước ngoài liên tục đổ vào quốc gia đông dân nhất thế giới.

Khả năng phục hồi mạnh mẽ

Khả năng phòng thủ hiệu quả trước cuộc chiến thương mại và Covid-19 cũng phản ánh khả năng phục hồi của hệ sinh thái chuỗi cung ứng Trung Quốc. Khả năng phục hồi này, như nhiều nghiên cứu cho thấy, không còn được xây dựng dựa trên khả năng cạnh tranh về chi phí khi nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn và chu kỳ nhân khẩu học thay đổi.

Thay vào đó, khả năng phục hồi là kết quả của việc nâng cấp nhanh chóng hệ thống sản xuất nội địa, giúp nền kinh tế nước này nhanh chóng phát triển chuỗi giá trị.

Có thể lấy sự tham gia của Trung Quốc vào sản xuất iPhone làm ví dụ. Từ việc chỉ quản lý một phần sản xuất của iPhone 3G - phần lắp ráp cuối cùng - vào năm 2008, Trung Quốc hiện đóng góp 11 linh kiện vào chuỗi sản xuất iPhone X. Tỷ trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tổng chi phí thanh toán và giá trị bán lẻ của iPhone tăng từ 7 đến 8 lần trong vòng 10 năm.

Theo Reuters, năm 2019, Trung Quốc chiếm 52 trong số 59 trung tâm sản xuất toàn cầu của Apple bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng.

Sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc xuất khẩu đã định hình lại toàn cảnh thương mại toàn cầu.

Nghiên cứu cho thấy, các nền kinh tế phát triển - dẫn đầu là Nhật Bản và Mỹ - đã mất thị phần đáng kể vào tay Trung Quốc trong phân khúc xuất khẩu có tay nghề cao và trung bình.

Mặt khác, Trung Quốc đã mất thị phần trong một số lĩnh vực có kỹ năng thấp và thâm dụng lao động trong những năm gần đây - do chi phí lương tăng - vào các thị trường mới nổi như Việt Nam.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn giữ lại nhiều chuỗi cung ứng quan trọng và trở thành sự lựa chọn của nhiều quốc gia khi cần hợp tác và mở rộng mạng lưới sản xuất ra ngoài biên giới thay vì di dời. Chiến lược này đã giúp Trung Quốc thiết lập một hệ sinh thái sản xuất toàn diện và lâu dài, tiếp tục duy trì và giữ vững ngôi vị “công xưởng thế giới”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại