Giải mã nghịch lý chứng khoán: Vì sao vốn nhỏ "chơi cho vui" thì dễ thắng, dồn tiền "tất tay" lại thua tơi tả?
Trong năm 2023, lần lượt 3 'kỳ lân' là Zoomcar, Atome và Beamin đã phải dừng cuộc chơi ở thị trường Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau. Với việc nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2024, không loại trừ khả năng sẽ có thêm 'kỳ lân' rơi rụng khỏi thị trường Việt Nam.
Tại sao chứng khoán "chơi nhỏ dễ thắng"?
Với số vốn nhỏ, bạn dễ dàng theo dõi và quản lý danh mục đầu tư, dành nhiều thời gian nghiên cứu thông tin thị trường giữa phiên giao dịch bất chấp biến động thị trường.
Khi dồn tiền "tất tay", việc quản lý danh mục đầu tư trở nên khó khăn hơn do gặp áp lực tâm lý, dễ khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm do không đủ thời gian và thông tin để phân tích diễn biến thị trường.
Về tính thanh khoản, khi đầu tư số vốn nhỏ, bạn có thể linh hoạt mua vào khi thị trường giảm giá và bán ra khi thị trường tăng giá mà không cần quá quan tâm đến số lượng cổ phiếu.
Nhưng khi dồn số tiền lớn, nếu thị trường giảm giá và thanh khoản không đảm bảo, bạn có thể bị kẹt vốn và chịu lỗ lớn. Điều này thường xuyên xảy ra khi nhà đầu tư chọn những mã có tính thanh khoản thấp (chỉ vài ngàn cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên), thay vì các cổ phiếu thị trường có tính thanh khoản cao.
Và yếu tố cuối cùng là khả năng "sửa sai", khi đầu tư số vốn nhỏ, bạn có thể thoải mái thử nghiệm các chiến lược khác nhau và học hỏi từ sai sót. Nhưng khi dồn hết vốn liếng, một sai lầm cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khiến nhà đầu tư mất đi sự tự tin để thử lại một lần nữa.
Thị trường Việt Nam – "Khắc tinh" của chiến lược "all-in"?
Với tuổi đời non trẻ, thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng biến động mạnh, đặc biệt trong thời gian ngắn.
Tuy có quy định giới hạn biến động từ 7% đến 15% mỗi ngày, nhà đầu tư chỉ được bán cổ phiếu sau 2,5 ngày giao dịch, buộc họ phải phó mặc biến động cho thị trường.
Thị trường Việt Nam cũng thiếu nhiều "tay chơi lớn", dẫn đến việc nhà đầu tư gặp tâm lí khi có tin tiêu cực dễ "vỡ trận" và "trắng bên mua". Một ví dụ kinh điển là vào phiên sáng ngày 28/01/ 2021, thị trường VN-Index đang tiếp cận đỉnh lịch sử đã giảm điểm mạnh, ngay khi đón tin chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh phiên trước đó cộng với lo ngại đại dịch Covid-19 lây lan và nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh đi xuống.
Có thể nói, tất cả thông tin trên gần như không ảnh hưởng trực tiếp và lập tức đến thị trường chứng khoán cũng như sức khỏe nền kinh tế Việt Nam, nhưng với tâm lý khá yếu và thiếu các dòng tiền hỗ trợ, chỉ số VN-Index đã giảm 70,72 điểm, tương ứng giảm 6,45% với 474 mã giảm điểm (286 mã sàn). Trong đó là hàng loạt mã bị bán tháo, mất thanh khoản khiến nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng.
Diễn biến cổ phiếu trong phiên sáng ngày 28/01
Tiếp theo là về mảng thông tin, khá nhiều doanh nghiệp có mặt trên sàn chứng khoán cũng chưa thật sự làm tốt trong mảng cung cấp thông tin tài chính một cách minh bạch và đầy đủ. Các thông tin về công ty, tài sản, và kế hoạch phát triển không phải luôn luôn dễ dàng tiếp cận.
Trong khi đó, các hội nhóm của môi giới liên tục được lập ra với lời chào hấp dẫn (x2, x6 tài khoản), hoặc đơn cử từng có vị cựu chủ tịch tập đoàn nọ, từng lên nhóm Facebook Louis Family do mình tạo ra, hô hào "Từ nay đến cuối năm, cổ phiếu B** không được 3X, T** không được 4X-5X, mọi người cứ chửi thoải mái".
Các nhà đầu tư "trót dại" tin theo những lời hô hào trên dễ bị mắc bẫy mất thanh khoản, khiến tài khoản liên tục bị giảm giá mà không tài nào cắt lỗ được.
Và cuối cùng là Tâm lý nhà đầu tư Việt Nam thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tin đồn, yếu tố vĩ mô thế giới, và mua bán cổ phiếu theo cảm xúc. Chẳng hạn vào năm 2022, VN-Index đã biến động rất mạnh do ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới.
Lời khuyên cho các nhà đầu tư
Bắt đầu nhỏ. Hãy bắt đầu với một số vốn nhỏ để giảm thiểu rủi ro và học hỏi kinh nghiệm. Khi đã có kiến thức và kinh nghiệm, bạn có thể tăng dần số vốn đầu tư.
Hãy bắt đầu bằng cách phân tích thị trường và doanh nghiệp trước khi "mua đại" một mã yêu thích: Dành vài tuần để tìm hiểu xu hướng, biến động của thị trường. Tìm hiểu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Sau khi đã nắm được các thông tin trên, chúng ta sẽ bắt đầu lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt, phù hợp với mục tiêu đầu tư của bạn.
Hãy luôn nhớ rằng: Đầu tư chứng khoán là một quá trình dài hạn. Không nên nóng vội, đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao trong thời gian ngắn. Bắt đầu với số vốn nhỏ là một cách khôn ngoan để học hỏi và gia tăng tài sản.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận