Giải cứu bất động sản, ai là người trả?
Mình là người yêu chữ. Cho nên khi nghe một giám đốc hay nhà đầu tư bất động sản nào đó mong muốn được “Nhà nước hỗ trợ” thì nó không khác gì lời cầu xin sáo rỗng. Khác với một người ăn xin, vốn trực tiếp mong chờ lòng hảo tâm của người đi đường, các chủ tịch bất động sản xin hẳn đơn vị giữ tiền của người khác.
Giải cứu bất động sản là khái niệm ai cũng hiểu rồi. Nhưng nếu hỏi “Ai là người trả” thì câu trả lời sẽ đa dạng, vì cách dùng từ ngữ của báo chí.
Nhưng bỏ qua các mỹ từ đó, thì ai là người gánh cuối cùng cho các gói hỗ trợ bất động sản? Người dân.
- Nếu ngân hàng hỗ trợ cho vay, thì họ phải lấy bớt vốn đáng lẽ cho cho nhà sản xuất hay hộ kinh doanh vay. Tiền trong ngân hàng là sự kết hợp của hàng triệu người dân cộng lại chứ không đến từ hư vô.
- Nếu nhà nước dùng ngân sách để giải cứu, thì tiền đó là thuế của người dân, họ phải trả mỗi lần đổ xăng hay mua hàng hóa.
- Nếu nhà nước bơm tín dụng, thì nó đồng nghĩa với việc lạm phát. Người dân gánh vì tiền trong túi họ mua được ít hàng hóa hơn.
- Nếu các công ty bất động sản vỡ nợ, chậm trả nợ trái phiếu hay tiền vay, thì người dân vẫn gánh. Dù chủ nợ là quỹ đầu tư, ngân hàng hay công ty bảo hiểm nhân thọ. Những đơn vị đó kết nối với người dân với doanh nghiệp.
Về khái niệm triết học, nó không khác gì lấy tiền của người nghèo để đưa cho người giàu. Một mình thức công bằng ngược so với triết lý Robinhood, lấy từ người giàu để chia cho người nghèo.
Cho nên “Nhà nước hỗ trợ” và “Người dân hỗ trợ” tuy nghe hơi giống nhau, nhưng một cái gợi ý rằng tiền đến từ một trung tâm nào đó, cái còn lại miêu tả chính xác bản chất hơn.
Khi dẹp hết các thuật ngữ, dân Việt Nam là người trả.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận