24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Jennie
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giấc mơ mua nhà đã khiến thế hệ Millennial ở châu Á lo âu ra sao?

Giấc mơ mua nhà không chỉ ám ảnh đối với người Việt, mà còn là câu chuyện của rất nhiều nước châu Á. Với những người sinh vào những năm 1980 tới giữa những năm 1990, (thế hệ Millennial), sở hữu căn nhà chưa bao giờ khó khăn đến như vậy, đặc biệt là ở châu Á.

Vì sao phải tính chuyện mua nhà, “an cư lạc nghiệp”?

Để có một ngôi nhà của riêng mình. Cảm giác có một điều gì đấy “của riêng mình” sẽ khiến con người hài lòng hơn với cuộc sống. Trong tâm lý người châu Á, việc có ngôi nhà để an cư lạc nghiệp luôn là yếu tố được hướng đến khi họ đi làm, kiếm tiên, thậm chí họ phải mang gánh nặng sở hữu nhà trước khi kết hôn.

Để có cảm giác an toàn bên trong. Chỉ khi có một ngôi nhà thuộc về mình, bạn mới cảm thấy thoải mái và an nhiên trong lòng. Tôi thường nghe một số chị em đã kết hôn nói về luật hôn nhân mới hiện hành, vấn đề tên của ai được ghi trên giấy chứng nhận bất động sản, và một số thậm chí không muốn kết hôn chỉ vì điều này. Một cô nàng nào đó đã nói: "Nó không chỉ là vấn đề về tên chủ sở hữu, mà còn là cảm giác an toàn. Nếu không có nó, ngay cả khi bạn sống trong căn nhà đó, bạn vẫn thấy mình như người ngoài vậy".

Thế hệ Millennials “đau đầu” vì chuyện mua mua nhà?

Thế hệ Millennials (Gen Y) là nhóm nhân khẩu học nằm trong khoảng năm 1980 - 1990, nên tính đến thời điểm hiện tại tuổi của thế hệ Millennial đang dao động trong 32t - 42t. Đây là độ tuổi trung niên, thường đã có gia đình, con cái, vậy nên áp lực có nhà riêng để bao bọc tổ ấm cũng là một trong những áp lực của thế hệ này.

Ảnh hưởng từ tâm lý, đa phần người châu Á hay thích so sánh những cái mình chưa có với cái người khác có, dễ nhìn thấy nhất là ở Việt Nam. Con người vốn là sinh vật sống theo số đông, nếu tất cả những người xung quanh bạn đều tiết kiệm để mua nhà, kể cả khi họ có thu nhập thấp hơn bạn thì cái ý định "ở nhà thuê cũng chẳng sao" của bạn chắc chắn sẽ bị lung lay. Lúc này, bạn thậm chí sẵn sàng sử dụng số tiền mà bố mẹ hứa sẽ giúp đỡ bạn, dù trước đó bạn luôn sợ bố mẹ vất vả.

Tại các thành phố ở châu Á, những người trẻ đang ngày càng chật vật và đối diện với hàng loạt thách thức để có thể sở hữu một căn nhà của riêng mình làm nơi an cư.

Trong khi giá nhà đất càng ngày càng đắt đỏ, nhiều người thuộc thế hệ gen Y vẫn đang loay hoay về chuyện sở hữu nhà riêng thì đại dịch Covid-19 càn quét cũng không làm giảm giá nhà đất mà còn tạo thêm áp lực kiếm tiền duy trì qua mùa giãn cách.

Những lo âu “lên tiếng”

Chúng ta đã nghe quá nhiều đến người Việt than thở mua nhà khó như thế nào, nhưng hãy xem các nước châu Á khác có “chịu chung số phận hay không”.

Hàn Quốc

Tại Seoul, Hàn Quốc, một căn hộ có giá trung bình là 1,1 tỷ won (hơn 930.000 USD), theo giá thị trường hồi tháng 4, tăng mạnh so với con số trung bình 607 triệu won (513.000 USD) vào năm 2017.

Trung Quốc

Áp lực sở hữu tài sản ở Trung Quốc rất cao. Việc sở hữu một ngôi nhà có ý nghĩa rất lớn đối với các gia đình Trung Quốc. Họ sẵn sàng nợ nần chồng chất để mua nhà. Đàn ông Trung Quốc phần lớn dự kiến mua nhà trước khi kết hôn.

Giá cả nhà ở những thành phố đông đúc và phát triển nhất Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến gấp 14 lần mức lương trung bình tại đây. Tại các thành phố cấp 2, giá nhà đất cao gấp 7 lần thu nhập trung bình, trong khi ở thành phố cấp 3-5, con số này vào khoảng 5 lần.

Tại Thiên Tân, thành phố 15 triệu dân gần Bắc Kinh, các căn hộ ở các khu cao cấp được bán với giá khoảng 9.000 USD/m2 - cao gần ngang các khu đắt đỏ nhất ở London, dù thu nhập khả dụng ở London cao gấp 7 lần ở Thiên Tân.

Sun Yi (31 tuổi), chuyên viên phát triển chương trình đào tạo tại Trung Quốc, không có dự định sở hữu nhà riêng vì không muốn bị áp lực tài chính từ các khoản vay.

"Giá nhà 'cắt cổ' ở Bắc Kinh và áp lực từ việc vay mượn khiến vợ chồng tôi từ bỏ ý nghĩ mua nhà. Chúng tôi ở thuê cả đời cũng được", cô nói.

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, Tokyo thu hút giới trẻ ở độ tuổi ngoài 20 tới làm việc. Tuy nhiên, họ chỉ đủ sức để thuê nhà chứ không thể mua được nhà. Shuto Yano, 28 tuổi, một người làm nghề lập trình trò chơi điện tử cho biết, anh phải trả hơn 750 USD để thuê một căn hộ rộng 20m2 ở khu vực Shinjuku.

Indonesia

Ở Indonesia, người trẻ vẫn còn tỏ ra e ngại việc vay ngân hàng để mua nhà riêng của họ, vì họ cân nhắc về việc bị mắc kẹt với khoản vay 25 năm, hoặc vì họ đã quyết định nhờ tới sự trợ giúp của cha mẹ.

Đài Loan

Trong khi đó, những ngôi nhà đắt đỏ ở Đài Loan đã khiến nhiều người trẻ đau đầu về cách để có thể mua được nhà. Việc giá nhà đắt đỏ đã khiến nhiều người trẻ tạm hoãn kế hoạch mua nhà lại và chọn phương án tiếp tục ở nhà thuê. Một số khác cho rằng, việc mua được nhà trong thời điểm giá cả leo thang như hiện tại là không thể và họ cũng lo sợ viễn cảnh làm cả đời chỉ để trả nợ tiền nhà.

Một báo cáo từ Deloitte cho thấy chỉ 36% người tham gia khảo sát kỳ vọng kinh tế sẽ được cải thiện trong năm tới. Dưới ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày càng nhiều người trẻ tỏ ra bi quan về tình hình tài chính cá nhân.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả