Giấc mơ công nghiệp hóa có lỡ ?
Một quốc gia được xếp hạng là “nền kinh tế công nghiệp mới nổi” khi quốc gia đó đã có những thành tựu đáng kể về công nghiệp hóa và GDP bình quân đầu người từ khoảng 10.000 USD đến 20.000 USD, theo UNIDO.
Với GDP bình quân đầu người khoảng 2.750 USD năm 2020 và tăng trưởng bình quân 5,9% trong thập kỷ qua, Việt Nam phải mất CẢ CHỤC NĂM NỮA, nếu không sụm bẫy thu nhập trung bình, để vượt qua tình trạng “nền kinh tế đang phát triển” và trở thành “nền kinh tế công nghiệp mới nổi”.
(Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng 6,5-7% mỗi năm để đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD).
Hay nói cách khác, theo một nghien cứu của Bộ Chính trị, nền kinh tế này mới vượt qua giai đoạn phát triển 0 (Độc canh, nông nghiệp tự cung tự cấp, phụ thuộc vào viện trợ) và đang ở bước chuyển tiếp từ giai đoạn 1 (Sản xuất đơn giản dưới sự hướng dẫn, điều phối của nước ngoài) sang giai đoạn 2 (phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn dưới sự hướng dẫn của nước ngoài) trong quá trình phát triển 5 giai đoạn.
Muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ, muốn công nghiệp hóa đất nước thành công, chúng ta sẽ dựa vào khu vực kinh tế nào? FDI? DNNN? Hay là DNTN trong nước?
Theo nghiên cứu của WB, phần lớn FDI đầu tư vào Việt Nam tập trung vào các ngành thuộc nhóm khai thác thị trường, hay các ngành thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp, như dệt may, da giày, sản phẩm từ cao-su, nhựa, thực phẩm đồ uống, nội thất và gỗ, giấy, điện tử...
“Rất ít” doanh nghiệp FDI cho rằng, tay nghề lao động cao hay chuỗi cung ứng trong nước có đủ năng lực cạnh tranh là thế mạnh của Việt Nam.
Nhìn vào ngành công nghiệp ô tô do khu vực FDI làm chủ - ngành được bế quan, tỏa cảng, ngăn sông cấm chợ, bóc lột người tiêu dùng VN trong 30 năm nay để giờ đây vẫn hoàn trắng tay - thì thấy rủi ro như thế nào khi dựa vào họ.
Đâu là những doanh nghiệp tư nhân có thể dẫn dắt đại cuộc cổ phần hóa đất nước, khi ai ai cũng bám vào đất đai nhờ chênh lệch địa tô mà phất? Mà đất đang sốt lại.
Theo GSO, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới.
Có tới 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng thuộc thế hệ những năm 1960-1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang. Tỷ lệ máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 20% trong khi tiêu chí để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60% công nghệ mới.
Mà hội nhập toàn diện, thuế về 0 và tỷ giá neo cứng hiện nay thì nhập khẩu hàng hoá, thiết bị về tiêu dùng/sản xuất là ngon hơn nhiều so với đầu tư, sản xuất.
Trên nền tảng đó, Việt Nam có thể phát triển 8-9% như TTg nói khi chia tay nhiệm kỳ để tiếp tục mơ giấc mơ công nghiệp hóa 2020 đã lỡ?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận