Giá xăng dầu hôm nay 8/6: Duy trì đà tăng, neo ở mức cao nhất 4 tháng
Dầu thô duy trì đà tăng trong 6 tuần liên tiếp, khi thị trường được dẫn dắt bởi các lo ngại về thiếu hụt nguồn cung.
Giá xăng dầu hôm nay 8/6 duy trì đà tăng
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/6/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 117,08 USD/thùng, giảm 0,02 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 7/6, giá dầu WTI giao tháng 8/2022 đã tăng 0,64 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 120,71 USD/thùng, tăng 0,14 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới 0,82 USD so với cùng thời điểm ngày 7/6.
Giá dầu ngày 8/6 duy trì đà tăng trong bối cảnh đồng USD suy yếu khi nhiều ngân hàng trung ương lên kế hoạch tăng mạnh lãi suất.
Mới nhất, ngân hàng trung ương Úc đã quyết định tăng mạnh lãi suất ở mức 0,5 điểm phần trăm, cao hơn nhiều mức dự báo 0,2 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất cho vay lên 0,85%.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuất hiện nhiều dấu hiệu lạc quan khi lạm phát được dự báo có thể hạ nhiệt khi giá cước vận tải giảm, các chuỗi cung ứng, sản xuất hàng hoá được khôi phục, tốc độ giao hàng nhanh hơn…
Giá dầu hôm nay duy trì đà tăng còn do thị trường hoài nghi về khả năng tăng sản lượng của OPEC+, trong khi nhu cầu đi lại mùa du lịch được dự báo tăng cao.
Nhu cầu tiêu thụ dầu cũng được kỳ vọng tăng mạnh khi nhiều nước bước vào mùa hè nắng nóng.
Tại Mỹ, giá nhiên liệu ở Mỹ đang được ghi nhận ở mức kỷ lục khiến lo ngại về việc Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu dầu ngày một lớn.
Dầu thô duy trì đà tăng trong 6 tuần liên tiếp, khi thị trường được dẫn dắt bởi các lo ngại về thiếu hụt nguồn cung.
Việc Saudi Arabia nâng giá bán chính thức cho khách hàng châu Á, ngay sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa tại Thượng Hải và thủ đô Bắc Kinh, phần nào thể hiện sự tự tin của quốc gia Trung Đông về nhu cầu dầu của nhóm khách hàng chính, bất chấp các quốc gia này vẫn đang được hưởng lợi từ nguồn dầu Nga giá rẻ.
Không chỉ thế, việc Mỹ và châu Âu cân nhắc cho phép các quốc gia chịu cấm vận là Venezuela và Iran sử dụng dầu để trả nợ cũng cho thấy sự khó khăn của nhóm nước này trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế. Tuy vậy, trừ khi các nước này được gỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận, và được phép tự do xuất khẩu dầu cho thị trường quốc tế, thì lượng dầu mà các nước này có thể đưa ra thị trường trong năm nay vẫn rất hạn chế.
Hầu hết các quốc gia sản xuất dầu hiện tại vẫn cần có nguồn vốn đầu tư lớn từ các tập đoàn châu Âu và Mỹ để khôi phục và bắt đầu các dự án mới, do đó việc thoát khỏi các lệnh cấm vận cả về xuất nhập khẩu và tài chính là điều kiện tiên quyết trước khi có thể gia tăng sản xuất dầu số lượng lớn. Mặc dù khả năng Mỹ xóa bỏ cấm vận cho Iran vẫn còn, tuy nhiên thời điểm sớm nhất, theo nhận định của Citibank, là quý I năm sau, khó có thể khiến cho giá dầu hạ nhiệt trong năm 2022.
Bên cạnh đó, trong vòng 3 tháng đầu năm 2023, lượng dầu mà Iran bổ sung cho thị trương cũng chỉ có thể đạt trung bình 0.5 triệu thùng/ngày, do các vấn đề về logistics cũng như việc ký kết hợp đồng.
Giá xăng dầu tại thị trường trong nước
Trong nước, từ 15 giờ ngày 1/6, theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, mỗi lít xăng E5 RON 92 đã tăng 600 đồng, RON 95 tăng 920 đồng và các mặt hàng dầu tăng 310 - 940 đồng/lít.
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 11 đợt, làm cho giá xăng RON 95 tăng 7.694 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92 tăng 7.071 đồng/lít lên mức 30.230 đồng/lít, mức cao nhất trong lịch sử.
Sau điều chỉnh từ liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng RON 95 từ 15 giờ ngày 1/6 đã vượt 31.000 đồng/lít, ở mức 31.570 đồng; xăng E5 RON 92 cũng lên mức 30.230 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 5 liên tiếp của giá xăng. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 11 lần điều chỉnh tăng và 3 lần giảm.
Căn cứ vào diễn biến thị trường và các mục tiêu điều hành giá, liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng quyết định không trích lập Quỹ BOG (Quỹ Bình ổn giá) đối với các loại xăng, giảm trích lập Quỹ BOG đối với dầu diesel xuống mức 100 đồng/lít (kỳ trước trích lập ở mức 300 đồng/lít), giảm trích lập Quỹ BOG đối với dầu hỏa xuống mức 100 đồng/lít (kỳ trước trích lập là 300 đồng/lít) và giảm trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut xuống mức 300 đồng/kg (kỳ trước trích lập ở mức 400 đồng/kg); đồng thời, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với xăng E5 RON 92 ở mức 100 đồng/lít và xăng RON 95 ở mức 500 đồng/lít (kỳ trước chi 300 đồng/lít), các mặt hàng dầu không chi.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 8/6 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 30.235 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 31.578 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.394 đồng/lít; dầu hỏa không quá 25.346 đồng/lít và dầu mazut không quá 20.901 đồng/kg.
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 11 đợt, làm cho giá xăng RON 95 tăng 7.694 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92 tăng 7.071 đồng/lít lên mức 30.230 đồng/lít, mức cao nhất trong lịch sử.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 6/6 tăng 2-3 USD/thùng so với ngày 1/6 ở mức 147,7 USD/thùng đối với xăng RON 92, xăng RON 95 là 153,2 USD/thùng. Đáng chú ý, dầu diesel ngày 6/6 tăng vọt lên 170,6 USD/thùng.
Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành trước là 144 USD/thùng xăng RON 92; 151,9 USD/thùng xăng RON 95 và 146,963 USD/thùng dầu diesel...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận