Giá xăng dầu hôm nay 23/8: Dự báo giảm tiếp
Giá xăng dầu hôm nay 23/8 trên thị trường thế giới có thể tiếp tục giảm khi các tín hiệu nguồn cung dần cải thiện, bù đắp cho những thiếu hụt từ chính sách cắt giảm sản lượng của những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 23/8
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/8 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng được điều chỉnh tăng, dầu giảm nhẹ.
Cụ thể, giá xăng E5 tăng lên mức 23.330 đồng/lít. Giá xăng RON95 lên 24.600 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel giảm xuống mức 22.350 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng lên mức 22.309 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng lên 17.981 đồng/kg.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 23/8
Giá xăng dầu hôm nay 23/8 trên thị trường thế giới có thể tiếp tục đà giảm từ hôm trước.
Hôm 22/8, giá xăng dầu đảo chiều đi xuống sau khi tăng nhẹ vào phiên trước đó.
Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h32' ngày 22/8 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 84,34 USD/thùng, giảm 0,12 USD, tương đương 0,14% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 80,65 USD/thùng, giảm 0,07 USD, tương đương 0,09% so với phiên liền trước.
Đến 20h22' ngày 22/8 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent xuống mức 84,27 USD/thùng, giảm 0,19 USD, tương đương 0,22% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 80,45 USD/thùng, giảm 0,27 USD, tương đương 0,33% so với phiên liền trước.
Giới phân tích nhận định, giá dầu đi xuống khi các tín hiệu nguồn cung dần cải thiện, bù đắp cho những thiếu hụt từ chính sách cắt giảm sản lượng của những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới.
Theo Reuters, Bộ trưởng dầu mỏ Iraq đã tới thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về một số vấn đề, trong đó có việc nối lại xuất khẩu dầu mỏ qua cảng dầu Ceyhan. Hai bên trước đó đã có những tranh chấp pháp lý kéo dài ảnh hưởng tới việc cung ứng khoảng 450.000 thùng dầu/ngày.
Nguồn dầu thô từ Iraq được tung ra thị trường có thể sẽ giúp giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với dầu thô trong khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (còn gọi là OPEC+) có kế hoạch cắt giảm sản lượng kéo dài.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu cũng dần suy yếu khi Mỹ bước vào giai đoạn cuối của mùa tiêu thụ cao điểm cùng với việc kinh tế Trung Quốc kém sắc. Giá dầu cao hơn cũng làm hạn chế nhu cầu.
Trong tháng 7, cả Trung Quốc và Ấn Độ, hai nhà nhập khẩu dầu lớn trên thế giới, đều cắt giảm sản lượng dầu nhập khẩu từ Nga và Saudi Arabia.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tỏ ra thận trọng hơn trước thềm hội nghị thường niên của giới lãnh đạo ngân hàng thế giới diễn ra tại Jackson Hole (Mỹ) trong tuần này để tìm kiếm manh mối về triển vọng kinh tế và lãi suất.
Trong tuần trước, cả hai mặt hàng dầu chuẩn đều giảm tới gần 3%, phá vỡ chuỗi 7 tuần tăng liên tiếp trước những lo ngại về sự tăng trưởng chậm chạp của kinh tế Trung Quốc sẽ hạn chế nhu cầu dầu mỏ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận