Giá vật liệu tăng cao, nhà thầu cao tốc Bắc - Nam "càng làm càng lỗ"
Giá vật liệu xây dựng liên tiếp leo thang từ đầu năm 2022 đến nay, khiến cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thi công càng làm càng lỗ.
Hiện, sáu tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn tất việc kiểm tra, đốc thúc tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ phân bổ, giải ngân còn thấp.
Kết quả, sau kiểm tra, đốc thúc, số lượng các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn ngân sách nhà nước đã giảm 4 đơn vị, lượng vốn chưa phân bổ cũng giảm hơn 1/3, từ hơn 11.800 tỷ đồng xuống còn hơn 7.994 tỷ đồng.
Cùng với đó, số đơn vị chưa giải ngân (tỷ lệ giải ngân 0%) giảm từ 17 bộ, cơ quan trung ương xuống còn 5 đơn vị.
Một trong những khó khăn mang tính "đặc trưng" của năm 2022, mà các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đúc kết, đó là những vướng mắc liên quan đến giá các loại nguyên vật liệu đầu vào, như sắt thép, xi măng… không ngừng "leo thang". Các doanh nghiệp càng làm càng lỗ, nhất là với các gói thầu được ký theo phương thức trọn gói, nên các nhà thầu có xu hướng chờ đợi để được bù giá.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, tại các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang gặp nhiều khó khăn vì giá vật liệu xây dựng. Giá thành xây dựng của gói thầu xây lắp có thể tăng khoảng 12-18%, trong khi giá trị bù đắp theo chỉ số giá do địa phương công bố chỉ được khoảng 8 - 12%. "Không chỉ giá cao, mà còn là rất hiếm, không tìm đâu ra đất đá đắp nền đường cao tốc Bắc - Nam.
Vướng mắc nằm ở chỗ, theo quy định hiện hành, khoáng sản được hiểu là "khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Để có thể kịp thời khai thác, đáp ứng nhu cầu đất làm vật liệu san lấp cho các dự án đầu tư công, nhất là dự án động lực, một loạt địa phương đã đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 2, Luật Khoáng sản năm 2010 quy định về khái niệm "khoáng sản" theo hướng: "tài nguyên đất hay đất đồi, đất san lấp không phải là khoáng sản".
Một câu chuyện tưởng nhỏ, nhưng đang cản trở tiến độ triển khai của một loạt dự án quy mô lớn, đặc biệt là các dự án thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Thông tin từ Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, chỉ riêng dự án này đã thiếu hàng triệu mét khối đất đá đắp nền.
Cùng với đó là giá sắt thép xây dựng cũng tăng cao so với thời điểm các nhà thầu trúng thầu thi công dự án, việc thi công các dự án cao tốc Bắc - Nam cũng bị ảnh hưởng từ giá xăng dầu.
Những khó khăn nêu trên còn chưa kể hàng loạt vướng mắc về thể chế, quy định của pháp luật cũng tiếp tục được các địa phương "kêu".
Chẳng hạn, chuyện thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công, chuyện điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương, hay kể cả chuyện tách giai đoạn bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập…
Hiện nay, Luật Đầu tư công đã quy định chuyện tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập để thực hiện trước, nhưng chỉ áp dụng đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A.
Đối với các loại dự án còn lại, việc giải phóng mặt bằng chỉ được triển khai tại bước thực hiện dự án, tức là sau khi dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân khi chưa có sẵn mặt bằng sạch.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận