Giá vật liệu hôm nay 15/7: Thép và quặng sắt giảm mạnh, thị trường đầy lo ngại
Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép hôm nay tiếp đà giảm về ngưỡng 3.693 nhân dân tệ/tấn. Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn từ ngày 9/7...
Giá vật liệu hôm nay 15/7: Giá thép giảm xuống mức 3.693 nhân dân tệ/tấn
Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 175 nhân dân tệ xuống mức 3.693 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt giảm gần 0,1% xuống còn 779 nhân dân tệ/tấn (115 USD/tấn).
Nguyên nhân giá thép và quặng sắt giảm là do thị trường gia tăng lo ngại về việc nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép chính này ở Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn.
Theo Mining.com, Trung Quốc nhập khẩu 89 triệu tấn quặng sắt trong tháng 6, giảm 0,5% so với mức 89,4 triệu tấn của tháng 6/2021 trong bối cảnh nhu cầu yếu từ các nhà sản xuất thép trong nước.
Các chuyên gia nhận định chiến lược "Zero-covid" của Trung Quốc đang làm dấy lên lo ngại rằng gói kích thích tài khóa mà chính phủ đang chuẩn bị cũng sẽ có ít tác động đến nhu cầu thép và quặng sắt trong bối cảnh các hạn chế về Covid-19 đang diễn ra.
Sản lượng thép thô trung bình hàng ngày của các nhà máy thành viên của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) trong ngày 1/7 đến ngày 10/7 đã giảm xuống còn 2,07 triệu tấn.
Con số này giảm 1,2% (tương đương 24.300 tấn) so với 10 ngày cuối tháng 6, và thấp hơn 2,9% so với mức ghi nhận được vào cùng kỳ năm ngoái.
Về kim loại màu, nhiều loại giảm. Kẽm giảm 4,9% xuống còn 22.576 nhân dân tệ/tấn (3.346 USD/tấn). Nickel giảm 4,2% xuống còn 180.033 nhân dân tệ/tấn (26.687 USD/tấn) và nhôm giảm 1% xuống còn 17.450 nhân dân tệ/tấn (2.586 USD/tấn).
Giá vật liệu trong nước hôm nay 15/7
Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (15/7), ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn từ ngày 9/10.
Theo đó, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,24 triệu đồng/tấn và 16,6 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn xuống còn 16,16 triệu đồng/tấn và 16,56 triệu đồng/tấn.
Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 190.000 đồng/tấn còn 16,06 triệu đồng/tấn và 16,51 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,06 triệu đồng/tấn và 16,46 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn và 140.000 đồng/tấn theo thứ tự.
Như vậy, trong hơn 2 tháng, giá thép ghi nhận lần giảm thứ 8 với tổng mức giảm đến hơn 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.
Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước.
Với xi măng, nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành xi măng có kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng giá cùng với sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này suy giảm.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), giá bán xi măng trong nước vẫn đang có sự chênh lệch lớn theo khu vực, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện nay, giá xi măng vẫn đang có sự chênh lệch theo khu vực, giá xi măng tại miền Nam đang ở mức tương đối cao.
Nguyên nhân giá thép giảm, theo lý giải của Hiệp hội Thép Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi. Tuy nhiên, cầu sử dụng thép trong các công trình xây dựng không cao nên tiêu thụ thép giảm. Áp lực cầu yếu ở thị trường Trung Quốc và toàn cầu kéo theo giá giao dịch các sản phẩm thép giảm.
Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu giảm liên tục từ cuối tháng 4 khiến thị trường chững lại. Ngày 7/6, giá phôi thép giao dịch tại Đông Nam Á ở mức 649 USD/tấn, giảm 163 USD/tấn so với đầu tháng 5. Trước nhu cầu giảm, nhà phân phối tìm cách giảm tồn kho, chỉ mua loại và lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng kéo tiêu thụ thép trong nước đi xuống.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 16.160 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.510 đồng/kg.
Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 16.140 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.440 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 15/7
Giá vật liệu hôm nay 15/7
Giá vật liệu hôm nay 15/7
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.650 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.160 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.610 đồng/kg.
Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.510 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 15/7
Giá vật liệu hôm nay 15/7
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.650 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 17.000 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.560 đồng/kg.
Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.
Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.290 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 15/7
Giá vật liệu hôm nay 15/7
VSA dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022. Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cho biết dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn… với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường thép nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn khi giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý III, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.
Theo báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm của VNDirect, tổng mức đầu tư của các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam lên tới 32,1 tỷ USD trong giai đoạn 2022-30. Trong cả năm 2022, các chuyên gia của VNDirect vẫn duy trì kỳ vọng vốn đầu tư công thực hiện tăng 20-30% so với cùng kỳ khi tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 sẽ cao hơn nửa đầu năm nhờ mức nền thấp của cùng kỳ 2021. Với việc Việt Nam vẫn đang từng bước mở cửa lại nền kinh tế sau dịch bệnh, VNDirect kỳ vọng giải ngân đầu tư công sẽ tăng trưởng trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng.
Báo cáo của VNDirect cho rằng việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng lần lượt 5% trong năm 2022 và 15% trong 2023.
VNDirect kỳ vọng giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn, tuy nhiên triển vọng nhu cầu thép phục hồi mạnh sau đại dịch và giá nguyên liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao sẽ khiến quá trình giảm giá này kéo dài hơn dự kiến. CTCK cho rằng giá thép xây dựng nội địa sẽ tăng 1% so với cùng kỳ trong năm 2022 trước khi giảm 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.
Được biết, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 20/3/2020, Bộ Công Thương đã gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10;9811.00.00.
Trường hợp không tiếp tục gia hạn, biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài có hiệu lực đến hết ngày 22/3/2023.
Cục Phòng vệ Thương mại đề nghị tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp muốn gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ.
Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ là trước 17 giờ ngày 13/8.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận