Giá vàng hôm nay 2/4: Giá vàng trong nước lập 3 kỷ lục, lạm phát khó cưỡng sau đòn đáp trả chưa từng có từ Nga, nên mua hay bán vàng?
Khởi động quý II với khoản lỗ 30 USD, nhưng mốc 2.000 USD vẫn được tin tưởng. Giá trị trú ẩn an toàn của vàng vào tuần tới có thể sẽ giảm?
Giá vàng hôm nay 2/4:
Giá vàng trong nước đã ghi nhận một tháng hiếm có với 3 kỷ lục mới về giá và về sự chênh lệch với giá thế giới được thiết lập. Giá vàng trong nước có lúc lên tới 74,4 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá có lúc lên tới trên 15 triệu đồng/lượng, ghi nhận mức tăng hàng quý tốt nhất kể từ tháng 6/2020.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá vàng lên xuống thất thường trong những phiên giao dịch gần đây, tiếp tục mua vào hay bán ra là bài toán khó của giới đầu tư. Nhưng xu hướng nổi trội được lựa chọn trong tình trạng lạm phát gia tăng trên toàn cầu, kinh tế nhiều bất ổn cho thấy rõ vàng vẫn là kênh trú ẩn được giới đầu tư lựa chọn.
Trong ngắn hạn, vàng trong nước có chịu ảnh hưởng theo biến động của thế giới, những cũng có lúc không theo xu hướng chung. Đà tăng giá của thị trường vàng trong nước phần lớn nhiều khi được thúc đẩy bởi nhu cầu vàng nội địa và một số yếu tố kinh tế vĩ mô. Còn đối với thị trường quốc tế, ảnh hưởng phần lớn đến từ kỳ vọng lạm phát và nhu cầu tìm kiếm một kênh trú ẩn an toàn. Giá vàng SJC được dự báo sẽ chờ đợi thêm tín hiệu từ báo cáo kinh tế Mỹ để xác định chính xác xu hướng.
Đi ngược chiều với thế giới, vàng SJC đã có những phiên phục hồi tốt trong ngày đầu tiên của tháng 4, với nhiều mức tăng giá khác nhau, từ 50.000 đến 350.000 đồng/lượng tùy từng thương hiệu.
Mức điều chỉnh mạnh nhất được ghi nhận tại Tập đoàn Doji, tăng 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Công ty VBĐQ Sài Gòn và Phú Quý cùng có mức điều chỉnh tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, nhưng trong khi Công ty VBĐQ Sài Gòn điều chỉnh tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra thì Phú Quý lại giảm 50.000 đồng/lượng so với phiên mở cửa buổi sáng.
Tại hệ thống PNJ, giá vàng miếng SJC cuối phiên được điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng và 100.000 đồng/lượng lần lượt ở chiều mua vào và bán ra.
Điều chỉnh trái chiều nhất với cả thị trường trong nước, hệ thống Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm 110.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 90.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 4 (ngày 1/4), giá vàng SJC giao dịch tại một số đơn vị kinh doanh lớn trên toàn quốc như sau:
Diễn biến giá vàng thế giới mới nhất
Giá vàng thế giới giảm mạnh trong ngày đầu tiên của tháng mới, ghi nhận nhiều phiên giảm liên tiếp. Vào 9h25 ngày 1/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.935,6 USD/ounce, giảm 5,4 USD/ounce so với đêm hôm trước. Nhưng đến chốt phiên cuối tuần, giá vàng trên sàn Kitco tiếp tục giảm thêm 11,6 USD so với phiên giao dịch liền trước, giao dịch tại 1.925,60 USD/ounce.
Kết thúc quý đầu tiên, thị trường vàng tăng trưởng hơn 6% - con số ấn tượng nhất kể từ quý III/2020. Trong quý I, có thời điểm giá vàng cán mốc 2.060 USD/ounce khi mối quan hệ Nga-Ukraine trở nên căng thẳng, leo thang.
Ngoài chiến sự ở Ukraine, lạm phát gia tăng trên toàn cầu cũng là nguyên nhân thúc đẩy vàng tăng giá. Hiện tại, các tín hiệu về suy thoái kinh tế Mỹ đang dần xuất hiện khi đường cong lợi suất bị đảo ngược trong khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến nhiều đợt tăng lãi suất.
Giá cả tiếp tục leo thang ở châu Âu và thế giới. Tại EU, giá khí đốt đã tăng gấp rưỡi so với đầu năm. Giá năng lượng được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Không chỉ năng lượng, thế giới cũng đối mặt với giá thực phẩm lên cao, khi Ukraine và Nga chiếm 30% sản lượng lúa mì xuất khẩu của thế giới. Tại Đức, tỷ lệ lạm phát tháng 3 đã lên tới mức 7,1% (so với cùng kỳ năm trước), cao hơn nhiều so với con số 5,1% của tháng 2.
Gần đây, căng thẳng Nga-EU lên sau khi Nga yêu cầu các nước “không thân thiện” thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng Ruble. Nước Đức đã nâng mức báo động khẩn cấp về khí đốt do ngày càng lo ngại rằng Nga có thể cắt nguồn cung nếu các nước phương Tây cùng từ chối yêu cầu này của Nga.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ chỉ chấp thuận thanh toán bằng đồng Ruble cho các hợp đồng chuyển khí đốt tới các nước thuộc EU. Đây là đòn đáp trả các biện pháp trừng phạt chưa từng có từ phương Tây liên quan vấn đề Ukraine.
Theo các phân tích kỹ thuật, nếu vàng đánh mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.908 USD/ounce thì sẽ hướng tới 1.882 USD/ounce. Nếu thủng ngưỡng này đà bán tháo sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh.
Ở chiều ngược lại, nếu trở lại trên mốc 1932,90 USD thì phía mua có động lực quay trở lại. Lực mua đủ lớn sẽ đẩy thị trường lên các mức cản 1958,70 USD/ounce và tiếp theo là 1972,50 USD/ounce.
Dự báo giá vàng tuần tới?
Dữ liệu từ Hội đồng vàng Thế giới cho thấy giá kim loại quý tăng khoảng 10% kể từ đầu năm. Đồng thời, lượng tiền đổ vào các quỹ ETF vàng cũng gia tăng trên toàn cầu với lượng dự trữ vàng đón nhận thêm 120 tấn tính từ đầu tháng 3 và 200 tấn kể từ đầu năm.
Dự báo về thị trường vàng trong thời gian tới, các chiến lược gia từ TD Securities cho biết, vàng vẫn còn nhiều dư địa để phát triển khi tình hình kinh tế, chính trị còn bất ổn. "Kim loại quý sẽ giữ vai trò là hàng rào chống lại lạm phát cho đến khi các thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga - Ukraine được thông qua", hãng TD Securities phân tích.
Đồng quan điểm, chuyên gia Edward Moya từ OANDA cho rằng, chiến sự ở Ukraine là yếu tố đẩy nhanh lạm phát khi giá hàng hóa trên toàn cầu liên tục biến động. Vì thế, vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn được giới đầu tư lựa chọn trong bối cảnh hiện nay. "Nếu vàng có thể thử mốc kháng cự 1.970 USD/ounce trong thời gian tới thì con đường tiến tới ngưỡng 2.000 USD/ounce không còn xa".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận