Giá USD liên tục neo cao, các thị trường mới nổi ứng phó ra sao để ngăn đồng nội tệ mất giá nhanh?
Các nền kinh tế mới nổi tỏ ra cảnh giác trước sức mạnh của đồng USD và đang tìm cách ngăn sự tăng giá của đồng bạc xanh không gây ra lạm phát và làm chệch hướng tăng trưởng.
Sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ (USD) đã nổi lên như một mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo không chỉ ở các nền kinh tế mới nổi mà còn ở các nước công nghiệp phát triển.
Đồng tiền của nhóm các nền kinh tế lớn G20 hầu như đều mất giá so với đồng USD. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm, ở mức 8,8%; đồng yên Nhật giảm 8% và đồng won Hàn Quốc giảm 5,5%.
Các nền kinh tế phát triển và mới nổi đều chứng kiến đồng nội tệ giảm với tốc độ ngày càng nhanh. Ví dụ, đồng đô la Úc, đô la Canada và đồng euro giảm lần lượt 4,4%, 3,3% và 2,8%.
Tại sao đồng đô la Mỹ tăng giá?
Động lực chính cho đợt tăng giá kéo dài của đồng bạc xanh là kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sớm cắt giảm lãi suất đang giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 3 đã tăng cao hơn kỳ vọng, đồng nghĩa với việc khả năng lạm phát cao hơn có thể quay trở lại.
Ngoài ra, căng thẳng leo thang ở Trung Đông sau các cuộc tấn công giữa Iran và Israel cũng đẩy giá đồng đô la tăng lên như một kênh trú ẩn an toàn.
Cuối cùng, trong khi nhiều nền kinh tế trên toàn thế giới chứng kiến mức tăng trưởng vừa phải thì các chỉ số kinh tế của Mỹ, từ số liệu việc làm đến doanh số bán lẻ, đều liên tục vượt xa kỳ vọng.
Các nền kinh tế mới nổi đặc biệt dễ bị tổn thương
Các nước đang phát triển đặc biệt nhạy cảm với tác động tiêu cực của của đồng đô la tăng giá. Lý do là bởi giá trị đồng bạc xanh tăng vọt khiến lãi suất đối với khoản nợ bằng đô la của họ bị tăng lên.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc đồng đô la tăng 10% trên thị trường tiền tệ sẽ làm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế ở các nền kinh tế mới nổi giảm 1,9% sau một năm, với những tác động kinh tế bất lợi kéo dài hơn hai năm.
Vào năm 2022, Sri Lanka thực sự rơi vào tình trạng vỡ nợ do đồng tiền của nước này mất giá mạnh so với đồng đô la. Các nền kinh tế mới nổi khác cố gắng ngăn đồng tiền của mình mất giá bằng cách tăng lãi suất trước Fed vào năm 2021 và 2022.
Vào đầu năm 2024, nhiều người tin rằng lãi suất của Mỹ sẽ giảm vào cuối năm và sức mạnh của đồng đô la sẽ được điều chỉnh. Nhưng bây giờ đà tăng của đồng đô la có thể kéo dài hơn dự kiến.
Các thị trường mới nổi ứng phó
Một số thị trường mới nổi đã bắt đầu hành động. Ngân hàng trung ương Brazil hôm 1/4 đã lần đầu tiên can thiệp vào thị trường ngoại hối kể từ khi Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva nhậm chức vào đầu năm ngoái. Mặc dù chính phủ và ngân hàng trung ương chưa nêu rõ ý định của họ nhưng một số người trên thị trường tin rằng mục đích là để xem xét sự mất giá của đồng real.
Ngân hàng Indonesia cũng đã vào cuộc để hỗ trợ đồng rupiah – vốn đang ở mức thấp nhất trong 4 năm, dao động quanh mức 16.000 rupiah đổi 1 USD. Sau khi cuộc gặp với Tổng thống Joko Widodo hôm thứ Ba, Thống đốc Perry Warjiyo nói với các phóng viên rằng ngân hàng trung ương “luôn theo dõi thị trường và sẽ đảm bảo đồng nội tệ ổn định”.
Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng lãi suất chính sách từ 5% lên 50% trong tháng 3 để ứng phó với sự mất giá của đồng lira và lạm phát gia tăng.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng lo ngại nền kinh tế của họ có thể bị hạ nhiệt do lãi suất tăng để kiềm chế lạm phát như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay khi họ sẵn sàng bắt đầu hạ lãi suất, việc Mỹ trì hoãn cắt giảm lãi suất sẽ khiến nhiều nền kinh tế mới nổi có khả năng buộc phải tăng lãi suất trở lại.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận