menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Nhật

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu phổ thông

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu phổ thông (hay giá trị sổ sách trên một cổ phiếu – Book value per share - BVPS) là một phương pháp để tính giá trị sổ sách của cổ phiếu dựa trên vốn chủ sở hữu của cổ đông phổ thông trong công ty. Giá trị sổ sách của một công ty là sự chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả của công ty đó, mà không phải là giá cổ phiếu của công ty đó trên thị trường.

Nếu công ty giải thể, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu phổ thông cho biết tổng giá trị mà các cổ đông phổ thông có thể thu được sau khi thanh lý tất cả tài sản và thanh toán hết các khoản nợ.

Một số điểm chính:

- BVPS tính giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu phổ thông của một công ty.

- Cổ đông ưu đãi có quyền lợi cao hơn về tài sản và lợi nhuận của công ty so với cổ đông phổ thông, vì vậy, phần vốn của cổ đông phổ thông được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu của cổ đông từ đi vốn của cổ đông ưu đãi.

- Nếu BVPS của một công ty cao hơn giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu của công ty đó, thì cổ phiếu của công ty đó có thể đang được định giá thấp.

Công thức tính giá trị sổ sách trên một cổ phiếu phổ thông:

BVPS là thước đo kế toán dựa trên các giao dịch trong quá khứ.

BVPS = (Tổng vốn chủ sở hữu – Vốn cổ phần của cổ đông ưu đãi)/Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Ý nghĩa của BVPS

Giá trị ghi sổ của vốn mà cổ đông phổ thông nắm giữ ở tử số phản ánh số tiền ban đầu mà một công ty nhận được từ việc phát hành cổ phiếu phổ thông, tăng thu nhập hoặc giảm lỗ, hoặc giảm chi trả cổ tức. Việc mua lại cổ phiếu của một công ty sẽ làm giảm giá trị sổ sách và tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của công ty đó. Khi công ty thực hiện mua lại cổ phiếu, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu phổ thông có thể giảm mạnh. Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng ở mẫu số thường là giá trị trung bình của số cổ phiếu phổ thông bị pha loãng trong năm qua, có tính đến các cổ phiếu bổ sung được tạo thành từ quyền chọn mua cổ phiếu, chứng quyền, cổ phiếu ưu đãi và các công cụ chuyển đổi khác .

Ví dụ của BVPS

Giả sử, công ty XYZ Manufacturing có số vốn của cổ đông phổ thông là 10 triệu USD và 1 triệu cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Theo công thức trên, BVPS được tính bằng (10 triệu USD / 1 triệu cổ phiếu) và bằng 10 USD cho mỗi cổ phiếu. Nếu XYZ có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn và sử dụng lợi nhuận đó để mua thêm tài sản hoặc giảm nợ phải trả, thì vốn chủ sở hữu chung của công ty sẽ tăng lên. Ví dụ, nếu công ty tạo ra lợi nhuận là 500.000 USD và sử dụng 200.000 USD để mua tài sản, thì vốn của cổ đông phổ thông sẽ tăng cùng với BVPS. Nếu XYZ sử dụng 300.000 USD lợi nhuận để trả nợ, vốn của cổ đông phổ thông cũng tăng lên.

Sự khác biệt giữa giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

Giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu là giá cổ phiếu hiện tại của công ty và phản ánh giá trị mà những người tham gia thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu phổ thông của công ty đó. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu được tính theo nguyên giá, ngược lại, giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu là một thước đo hướng tới tương lai có tính đến khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty. Khi công ty ước tính sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn, dự kiến tăng trưởng nhanh hơn và hoạt động kinh doanh của công ty đó là an toàn, thì giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu sẽ tăng cao hơn. Sự khác biệt đáng kể giữa giá trị ghi sổ trên mỗi cổ phiếu và giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu là ở việc phân loại các giao dịch nhất định theo nguyên tắc kế toán.

Ví dụ, giá trị thương hiệu của một công ty là những giá trị được xây dựng thông qua một loạt các chiến dịch tiếp thị. Theo Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Hoa Kỳ (GAAP), chi phí tiếp thị phải là những chi phí được chi ra ngay lập tức, làm giảm giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu các chiến dịch quảng cáo có thể giúp nâng cao độ nhận diện về sản phẩm thì công ty đó có thể tạo ra giá trị thương hiệu. Nhu cầu lớn hơn từ thị trường đối với sản phẩm của công ty có thể làm tăng giá cổ phiếu, dẫn đến giá trị thị trường và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu có thể có sự chênh lệch lớn.

Sự khác biệt giữa Giá trị sổ sách trên mỗi Cổ phiếu phổ thông và Giá trị Tài sản Ròng (NAV)

Giá trị tài sản ròng hoặc NAV, là giá trị trên mỗi cổ phiếu được tính cho quỹ tương hỗ hoặc quỹ giao dịch hối đoái, hoặc quỹ ETF. NAV được tính bằng cách lấy tổng giá trị của tất cả chứng khoán quỹ chia cho tổng số cổ phiếu quỹ đang lưu hành. NAV của các quỹ tương hỗ sẽ được tính hàng ngày. Một số nhà phân tích cho rằng tổng lợi nhuận hàng năm (annual return) sẽ là thước đo tốt hơn, chính xác hơn về hoạt động của quỹ tương hỗ. Tuy nhiên, NAV vẫn được sử dụng như một công cụ đánh giá tạm thời do tính tiện dụng của nó.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại