Giá thực phẩm và phân bón có thể leo thang vì xung đột Nga-Ukraine
Giá thực phẩm ngày càng tăng đang làm tổn hao tới “túi tiền” của người tiêu dùng trên toàn cầu và tình trạng này có thể trở nên tệ hơn khi cuộc xung đột Nga-Ukraine gây tác động tới hoạt động vận chuyển lương thực trên thế giới.
Ukraine và Nga chiếm hơn 25% giao dịch lúa mì trên toàn cầu, cũng như chiếm 20% doanh số bán bắp ngô. Việc đóng cửa cảng biển và đường sắt ở Nga Ukraine – nước được biết tới với cái tên “giỏ bánh mì của châu Âu – bắt đầu gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước này.
Mối đe dọa không chỉ nằm ở giao dịch lúa mì. Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón giá thấp rất lớn, qua đó đe dọa tới chuỗi cung ứng thực phẩm. Nếu hoạt động giao thương toàn cầu bị gián đoạn, giá phân bón có thể tăng mạnh và từ đó thúc đẩy giá thực phẩm tiếp tục leo thang.
Giá thực phẩm từ lúa mì cho tới đậu nành đều tăng mạnh trong tuần này. Cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ gây tác động tới xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine và qua đó có thể đẩy giá lúa mì tăng thêm 30% và bắp ngô thêm 20%, theo các chuyên viên phân tích tại Rabobank.
Giá lúa mì ở Chicago tăng lên đỉnh 13 năm trong ngày 25/02 sau khi tăng kịch biên độ trong phiên trước đó. Giá bắp ngô tăng gần 20% từ đầu năm 2022.
“Lạm phát rồi sẽ tăng thêm”, Andrew Harig, Phó Chủ tịch của Viện Marketing Thực phẩm, cho hay tại Diễn đàn Triển vọng Nông nghiệp thường niên của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong ngày 24/02. “Chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ quá trình này sẽ diễn ra như thế nào”.
Giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên kỷ lục mới trong vài tháng qua. Thời tiết cực đoan khiến việc nuôi trồng trở nên khó khăn hơn, trong khi tình trạng thiếu người lao động và chi phí vận chuyển cao hơn gây gián đoạn chuỗi cung ứng. Cuộc khủng hoảng tại Ukraine sẽ chỉ thúc đẩy giá tăng thêm, Jack Scoville, Phó Chủ tịch tại Price Futures Group ở Chicago, cho hay.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận