Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị trường bị thao túng?
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến nông dân thua lỗ nặng, thậm chí phá sản, không dám tái đàn thì nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành này đang lãi đậm.
Hiện Việt Nam phải nhập khẩu đến 60% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN), do trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40%, nên ngành chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi TACN chiếm 60-70% giá thành nên không chỉ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, năng suất, hiệu quả chăn nuôi mà cả an toàn thực phẩm.
Có 3 nguyên nhân khiến nguyên liệu TACN nhập khẩu tăng giá mạnh.
Thứ nhất, do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên khi dịch Covid-19 xảy ra ở nhiều nước trên thế giới đã ảnh hưởng đến lực lượng lao động, và làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, cũng như toàn bộ hệ thống logistic… khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên từ 200 - 300%.
Thứ hai, biến đổi khí hậu đã làm một số nước như Mỹ, Argentina, Brazil,… bị khô hạn nên diện tích ngô, lúa mì, đậu tương phải thu hẹp làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng.
Thứ ba, dịch Covid-19 bùng phát, các tập đoàn tài chính, các quỹ tài chính lớn trên thế giới trước đây chỉ đầu tư vào hệ thống ngân hàng, ngành xây dựng, hàng không, khách sạn … bây giờ quay sang đầu tư vào lĩnh vực nguyên liệu TACN.
Ông Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho rằng, nguyên nhân dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong thời gian qua chủ yếu chịu sự ảnh hưởng trước biến động của thị trường thế giới.
Trong bối cảnh container khan hiếm, chi phí vận chuyển đắt đỏ, Trung Quốc lại ồ ạt tăng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi…, nguồn cung bị ảnh hưởng tác động đến giá cả trên toàn thị trường.
Đáng lo ngại, việc các DN FDI chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, dẫn tới khó điều chỉnh, kiểm soát giá, thậm chí các DN này thao túng giá là điều có thể xảy ra. Các DN cạnh tranh không lành mạnh khi sử dụng hệ thống phân phối đại lý độc quyền và chiết khấu lớn.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), hiện ngành chăn nuôi chính thức có 265 doanh nghiệp, khối FDI có 89 doanh nghiệp, khối nội có 176 doanh nghiệp với 176 cơ sở chế biến. Về công suất thiết kế nhóm doanh nghiệp FDI chiếm 50,5%, doanh nghiệp nội chiếm 49,5%.
Công suất thiết kế lại khác với sản lượng nhà máy sản xuất ra, theo số liệu năm 2020 Việt Nam sản xuất được 20,2 triệu tấn TACN công nghiệp (làm tròn số), trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm 59,8% và doanh nghiệp trong nước chiếm 40,2%.
Trước đây các doanh nghiệp FDI chiếm tới 60,4% thị phần nhưng thời gian gầy đây các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư về công nghệ, cải tiến kỹ thuật và năng suất đã nâng thị phần lên được 40,2%.
Đối với vấn đề thao túng giá thì hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước dựa theo các văn bản quy phạm pháp luật, và ở Việt Nam hiện chỉ có luật kiểm soát chống độc quyền.
Luật chống độc quyền của Việt Nam quy định những doanh nghiệp cho là độc quyền khi chiếm tới 30% thị phần của một ngành sản xuất nào đó, còn đối với TACN thì ông khẳng định là chưa có 1 doanh nghiệp nào đạt được ngưỡng theo quy định của luật pháp như vậy.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận