menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hải Vân

Giá thịt lợn đẩy CPI tháng 7 tăng

Xăng giảm nhưng một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, nhất là thịt lợn tăng giá mạnh khiến CPI tháng 7 tăng 0,4%.

Thông tin vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/7. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng này tăng 3,14%.

Nguyên nhân đến từ giá thịt lợn tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển.

Cụ thể, trong tháng này, giá thịt lợn tăng 4,29% so với tháng trước do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm. Tính đến 25/7, giá thịt lợn hơi cả nước dao động khoảng 65.000-72.000 đồng một kg, tăng 3.000-10.000 đồng một kg so với tháng 6. Giá thịt chế biến tăng 1,73%, trong đó thịt quay, giò chả tăng 1,81%; thịt hộp tăng 1,02%; thịt chế biến khác tăng 0,49%.

Giá thịt gia cầm tăng 1,92% trong tháng này vì chi phí đầu vào và vận chuyển leo thang. Giá trứng các loại cũng có xu hướng đi lên vì đang vào mùa sản xuất bánh trung thu. Giá hải sản đã nhích thêm 0,69% do chi phí nhiên liệu.

Các thực phẩm khác như dầu ăn, chất béo, nước mắm, đường, rau củ cũng bị đẩy giá trong tháng 7. Tính chung, nhóm thực phẩm đã tăng 1,6% so với tháng trước.

Do lương thực, thực phẩm tăng giá cùng với tháng 7 là tháng du lịch cao điểm, nhóm ăn uống ngoài gia đình cũng bị kéo lên theo với mức tăng 1,28%.

Ở chiều ngược lại, nhóm giao thông đã giảm mạnh 2,85% giúp CPI giảm 0,28%. Nguyên nhân chủ yếu nhờ 3 lần điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng đã giảm 8,68% so với tháng trước, còn dầu diezen giảm 4,03%.

Tính bình quân 7 tháng đầu năm, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những nguyên nhân lớn là sau 19 đợt điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó 6 đợt giảm giá, riêng trong tháng vừa rồi là 3 lần. Tuy nhiên, sso với cùng kỳ năm trước, mặt hàng này hiện tăng 49,75% khiến CPI chung nhích thêm 1,79%.

Lạm phát cơ bản tăng 1,44% so với cùng kỳ 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Theo Tổng cục Thống kê, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Giá vàng trong nước tháng 7 biến động cùng chiều với giá kim loại quý thế giới. Đến 25/7, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.737,43 USD một ounce, giảm 5,52% so với tháng 6 do USD mạnh lên và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng giảm 2,39% so với tháng trước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại