Giá thép xây dựng hôm nay 26/8: Nhiều thương hiệu trong nước ổn định 16 ngày liên tiếp
Giá thép xây dựng hôm nay 26/8, giá thép trong nước không có biến động, nhiều thương hiệu ổn định 16 ngày liên tiếp. Trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ xuống mức 5.235 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thép Hòa Phát duy trì mức giá thấp nhất trong vòng 30 ngày qua, hiện thép cuộn CB240 ở mức 16.090 đồng/kg; thép D10 CB300 đang có giá 16.290 đồng/kg.
Thép Việt Ý từ 11/8 tới nay ổn định ở mức thấp, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.
Với thép Việt Mỹ từ ngày 3/8 tới nay, dòng thép cuộn CB240 duy trì ổn định ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.040 đồng/kg.
Tại thị trường miền Bắc, hiện thép cuộn CB240 ở mức từ 16.090 - 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.290 - 16.550 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát tiếp tục ổn định, hiện 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.150 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tiếp tục kéo dài chuỗi ngày ổn định từ ngày 3/8, hiện thép cuộn CB240 đang có mức giá 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.190 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, hiện thép cuộn CB240 đang có mức giá 15.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 8 Nhân dân tệ xuống mức 5.235 Nhân dân tệ/tấn. Vào hôm thứ Tư (25/8), giá quặng sắt trên sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) tăng sau một phiên giao dịch không ổn định, trong khi điểm chuẩn trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) rút khỏi mức cao nhất trong một tuần qua.
Theo đó, giá quặng sắt giao tháng 1/2022 trên Sàn DCE chốt phiên ở mức 802,50 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,9% so với thời điểm trước đó trong phiên.
Tuy nhiên, giá quặng sắt giao tháng 9/2021 trên sàn SGX giảm 0,4% xuống mức 147,45 USD/tấn vào cuối giao dịch. Trước đó, hợp đồng này đã tăng đến 9,1%.
Trong cùng ngày, trên sàn DCE, giá than luyện cốc DJMcv1 và than cốc DCJcv1 đạt mức kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp, lần lượt tăng 3,3% và 3,1% trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung.
Trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), các mặt hàng thép đều tăng giá. Cụ thể, giá thép cây SRBcv1 tăng 0,9%, giá thép cuộn cán nóng SHHCcv1 tăng 0,2% và giá thép không gỉ SHSScv1 tăng 1,3%.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp để hạn chế sản xuất thép, điều này đang đè nặng lên thị trường quặng sắt. Bên cạnh đó, những tác động của đại dịch Covid-19 cũng chi phối thị trường này.
Công ty tư vấn hàng hóa CRU nhận định, giá quặng sắt đã giảm hơn 30% so với mức đỉnh kỷ lục vào tháng 5 và có thể giảm thêm trong thời gian tới, vì họ nhận thấy thị trường sẽ cân bằng hơn với nhu cầu của Trung Quốc có thể ổn định trong nửa cuối năm. Song song đó, nguồn cung đường biển tiếp tục được cải thiện.
Trong một diễn biến khác của ngành hàng này trong nước, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 24/8, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Bộ Kinh tế Mexico đã nhận đơn của ngành sản xuất trong nước yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Việt Nam và chuẩn bị đăng công báo điều tra.
Sản phẩm bị cáo buộc là thép mạ (trong thông báo, Mexico chưa cung cấp thông tin chi tiết về mã HS của sản phẩm).
Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong năm 2020, Mexico nhập khẩu khoảng 220 triệu USD sắt thép các loại từ Việt Nam, tăng khoảng 70% so với năm 2019. Trong đó, các sản phẩm sắt thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng có mã HS 7210 chiếm gần 80%.
Do Việt Nam và Mexico cùng là thành viên của Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nên các sản phẩm có mã HS 7210 của Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang Mexico. Đây là vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đầu tiên của Mexico đối với Việt Nam.
Theo quy định, Cơ quan điều tra Mexico sẽ xem xét việc tiến hành khởi xướng điều tra vụ việc trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đơn kiện đầy đủ.
Trong trường hợp vụ việc được khởi xướng, cơ quan điều tra Mexico sẽ gửi bản câu hỏi điều tra tới các DN có liên quan và những DN có khoảng thời gian 28 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra để hoàn thành bản trả lời câu hỏi.
Việc trả lời bản câu hỏi là bắt buộc nếu DN không muốn bị áp mức thuế bất hợp tác.Do đó, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý là các tài liệu do Cơ quan điều tra của Mexico gửi bằng tiếng Tây Ban Nha và các tài liệu do các bên nộp cho Cơ quan điều tra của Mexico cũng phải bằng tiếng Tây Ban Nha.
Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và DN sản xuất, xuất khẩu chủ động rà soát các hoạt động xuất khẩu thép mạ sang Mexico; nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra CBPG của Mexico cũng như thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận