Giá thép xây dựng hôm nay 25/8: Trong nước không có biến động
Giá thép xây dựng hôm nay 25/8, giá thép trong nước không có biến động; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải đà tăng tiếp tục duy trì lên mức 5.243 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thép Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 tiếp tục duy trì ở mức 16.090 đồng/kg; thép D10 CB300 đang có giá 16.290 đồng/kg.
Thép Việt Ý tiếp tục giữ giá ở mức thấp trong vòng 30 ngày qua, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.120 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định giá 16.320 đồng/kg.
Thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Với thép Việt Mỹ, dòng thép cuộn CB240 hiện duy trì ổn định ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.040 đồng/kg.
Tại thị trường miền Bắc, hiện thép cuộn CB240 ở mức từ 16.090 - 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.290 - 16.550 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, hiện 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.150 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, hiện thép cuộn CB240 đang có mức giá 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.190 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, hiện thép cuộn CB240 đang có mức giá 15.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 40 Nhân dân tệ lên mức 5.243 Nhân dân tệ/tấn.
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về việc tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Đây được coi là việc làm cấp bách, kịp thời trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố với quy mô lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chỉ thị nêu rõ, hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2021 đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón... đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi, đánh giá; cụ thể như: việc nhập khẩu một số mặt hàng tăng rất mạnh trong khi những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu (như xăng dầu, than đá, gạo); một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước (như sắt thép, phân bón).
Để góp phần ổn định giá cả, thị trường, qua đó hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc bộ, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội ngành hàng và các DN kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế.
Trong đó, Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam và các DN sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.
Về diễn biến thị trường thép thế giới, Wall Street Journal đưa tin, các hãng thép lớn ở châu Âu và Mỹ, đơn cử như ArcelorMittal và Cleveland-Cliffs đang nỗ lực hạn chế phát thải carbon với hy vọng có thể thu hút thêm khách hàng mới và giảm thiểu áp lực ngày càng lớn từ nhà đầu tư và chính phủ.
Số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) cho thấy, hơn 70% sản lượng thép trên toàn cầu đang được sản xuất bằng công nghệ lò cao xuất hiện từ hơn 100 năm trước. Than đá sẽ được đốt ở nhiệt độ cao để giảm lượng oxy trong quặng sắt, từ đó biến quặng sắt thành thép, nhưng quá trình này phát thải rất nhiều khí CO2 ra môi trường.
Để giảm lượng khí thải, một số tập đoàn đang tăng cường đun chảy thép vụn để sản xuất thép mới, hoặc sử dụng công nghệ khử trực tiếp (đưa oxy ra khỏi quặng sắt mà không nung chảy quặng trong lò cao). Ngoài ra, họ còn nghiên cứu một số kỹ thuật như thay thế than đá bằng hydro, như cách SSAB áp dụng để sản xuất lô thép vừa bán cho Volvo.
Tuần trước, hãng thép SSAB của Thụy Điển xuất xưởng lô thép thương mại đầu tiên trên thế giới được sản xuất mà không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Lô hàng này được giao cho nhà sản xuất xe tải Volvo.
Tuy nhiên, tiến trình giảm phát thải ở các nước đang phát triển, vốn là những khu vực sản xuất phần lớn sản lượng thép trên thế giới lại chậm hơn nhiều. Điều đó cho thấy, ngành công nghiệp thép khả năng cao vẫn là nguồn xả thải khí CO2 lớn trong nhiều năm tới.
Hơn nữa, "xanh hóa" lĩnh vực luyện thép cũng rất tốn kém. Giới phân tích dự đoán, các sản phẩm thép sử dụng để chế tạo ô tô, nhà cửa và một loạt thiết bị gia dụng khác sẽ ngày càng trở nên đắt đỏ.
Ông Alan Spence - một nhà phân tích về ngành thép tại Ngân hàng đầu tư Jefferies, cảnh báo: "Mọi thứ sẽ đắt hơn, các sản phẩm thép sạch sẽ có mức chênh lệch lớn so với thép thường".
Theo nhiều nhà tư vấn tại McKinsey, nếu các hãng thép châu Âu hoàn thành mục tiêu giảm phát thải như đã cam kết, 30% sản lượng thép của năm 2030 sẽ không tạo ra khí CO2 và đến năm 2050 tỷ lệ này sẽ là 100%. Mỹ có thể đạt mốc 30% sớm hơn so với châu Âu vì tỷ lệ thép chế biến bằng lò hồ quang điện cao hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận