24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Cao Đức Giang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá sắt thép, phân bón có thể tiếp tục giữ ở mức cao do thiếu hụt nguồn cung trên thế giới

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực cũng như tình hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nhất là trong lĩnh vực thương mại dự báo vẫn diễn biến phức tạp và có các tác động tới kinh tế trong nước và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta khi giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục ở mức cao như xăng dầu, gas, thép khiến giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng, gia tăng tỉ lệ “nhập khẩu lạm phát”. Đây là những yếu tố sẽ tác động chung đến lạm phát trong nước.

Dự báo về tình hình giá cả những tháng cuối năm, một số chuyên gia cho rằng, trong những tháng cuối năm, giá nhiên liệu (xăng dầu, LPG) mặc dù khó có thể tăng đột biến do mức giá hiện nay đã ở mức cao cũng như sự lo ngại về các biến chủng của virus tiếp tục lây lan mạnh hơn tại một số quốc gia cũng là những yếu tố tâm lý có thể tác động đan xen đến mặt bằng giá.

Giá một số mặt hàng nguyên liệu có khả năng sẽ tiếp tục ở mức cao như sắt thép, phân bón do thiếu hụt nguồn cung trên thế giới. Trong tháng 8, giá thép đã tương đối ổn định so với những tháng trước nhưng vẫn có thể tăng nhẹ vào thời điểm cuối quý III, đầu quý IV khi bước vào mùa xây dựng.

Giá gạo dự báo có thể tăng nhẹ trong những tháng cuối năm do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính vẫn duy trì ở mức cao. Giá một số mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón dự báo có thể tăng trong nửa cuối năm là yếu tố tác động đến đầu vào của sản xuất nông nghiệp.

Giá thịt lợn cơ bản ổn định nhưng không loại trừ khả năng có thể tăng nhẹ trở lại do các yếu tố đầu vào như thức ăn chăn nuôi, con giống ở mức cao. Tuy vậy mức giá không thể tăng mạnh do nguồn cung vẫn dồi dào, được đảm bảo. Rủi ro về thiên tai bão lũ có thể làm giá một số mặt hàng tăng cục bộ tại một số địa bàn tác động nhất định tới CPI;

Bộ Tài chính cho rằng, chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên thế giới tăng cao, điều hành ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhất là đối với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất nhập khẩu.

Rủi ro tiềm ẩn bong bóng tài sản đến từ thị trường bất động sản, chứng khoán nếu không có những biện pháp điều tiết phù hợp là các yếu tố tác động gián tiếp tới tâm lý tiêu dùng nói chung.

Đồng thời, theo nhận định của lãnh đạo Cục quản lý giá, áp lực từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công trong giai đoạn tới, trong đó phải tính đến việc triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ trong năm 2021.

Theo đó, trong trường hợp xem xét tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh bước 3, kết cấu chi phí quản lý thì sẽ tác động đến CPI khoảng 0,13%.

Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, Cục Quản lý giá cho rằng, trong những tháng cuối năm, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động.

Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh trong nước và diễn biến giá cả các mặt hàng trên thế giới và trong nước, Bộ Tài chính đề xuất triển khai một số biện pháp.

Một là theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp.

Hai là chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Ba là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, quản lý kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật;

Bốn là tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho những tháng cuối năm để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả