Giá phân bón tiếp tục lập đỉnh, còn lại gì cho người nông dân
Giá nông sản trên thế giới liên tục tăng cùng với chi phí vận chuyển, cước tàu, giá xăng dầu khủng hoảng... đẩy giá phân bón tăng liên tục khiến người nông dân điêu đứng vì chi phí đầu vào. Nhưng một bộ phận khác là giới đầu tư dựa trên sản phẩm nông sản lại phấn khởi hơn khi giá phân bón tăng cao có tác động tích cực tới giá sản phẩm hàng hóa nông sản.
Từ tháng 7/2020 đến nay, giá phân bón bắt đầu phục hồi và có chiều hướng tăng cao, có những sản phẩm tăng từ 2 đến 3 con số có thậm chí gần chạm đến mốc 200%. Nguyên nhân chính là giá nông sản thế giới liên tục tăng, (điển hình là giá lúa mì, gạo), giá nguyên liệu sản xuất phân bón khan hiếm do nhiều nhà máy sản xuất Amoniac (NH3) tại châu Âu buộc phải tạm dừng hoạt động.
Từ tháng 10.2021 trong bản tin Argus, Công ty Yara - NaUy tuyên bố giảm công suất 40% trên toàn châu Âu còn Công ty BASF của Đức đã đóng cửa nhà máy NH3 tại Antwerp và Ludwigshafen vì mức giá khí mới, giá thành sản xuất NH3 tại châu Âu đã gần 950 USD/tấn trong khi giá nhập khẩu về châu Âu là 670 - 700 USD/tấn CFR (giá tiền hàng và cước phí). NH3 là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại phân bón chứa nitơ như urê, DAP, NPK..., do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá phân bón, đặc biệt là urê.
Giá urê tăng mạnh trong trạng thái nguồn cung thắt chặt tại châu Âu khi giá khí đốt tăng cao đã khiến nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất do giá thành sản xuất tăng cao vì thiếu khí đốt, kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón tăng mạnh tất cả yếu tố tiếp tục là bàn đạp khiến giá có thể tiếp tục tăng trong năm 2022.
Sóng tăng giá nối dài sang năm 2022.
Thông tin thị trường cho thấy, giá phân bón thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao. Tại thị trường Việt Nam, giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại (urê, DAP, kali…) cũng tăng 90 - 185% so với đầu năm.
Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco cho rằng giá phân bón sẽ tiếp tục neo ở mức cao trong nửa đầu năm 2022, qua đó hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón.
Bên cạnh nguyên nhân từ giá nguyên vật liệu đầu vào là than, khí đốt tăng rất mạnh khiến nhiều nhà máy sản xuất phải cắt giảm sản lượng hoặc thậm chí là ngừng hoạt động, động thái hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và Nga, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc hay Châu Âu sẽ tiếp tục khiến cho nguồn cung phân bón trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu phân bón cao để phục vụ cho vụ lúa Đông Xuân cũng là nguyên nhân đẩy giá phân bón lên cao, tạo động lực hỗ trợ cho kết quả kinh doanh các doanh nghiệp phân bón trong nửa đầu năm 2022.
Trong một báo cáo gần đây, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra dự báo giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021. Về nguyên nhân dẫn đến đà tăng của giá urê trong năm 2022, VCSC cho rằng sự thiếu hụt phân bón toàn cầu do hiệu suất hoạt động của các nhà máy urê trên toàn cầu có khả năng thấp hơn do giá khí đốt cao và chi phí lao động tăng cao dẫn đến một số nhà sản xuất urê phải đóng cửa các nhà máy. Bên cạnh đó, tình hình gián đoạn nguồn cung tiếp tục do các hạn chế do dịch COVID-19 gây ra và giá khí đốt cao duy trì ở Châu Âu trong phần lớn năm 2022 cũng là một nguyên nhân dẫn đến giá urê tăng cao.
Trích nội dung từ trang chuyên theo dõi thị trường phân bón DTN
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận