Giá nông sản thế giới đồng loạt tăng sau khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu thị trường gây bất ngờ
Giá các mặt hàng nông sản trên sàn giao dịch CBOT đã có phiên giao dịch biến động mạnh sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đưa ra các dữ liệu dự báo gây bất ngờ thị trường. Giá đậu tương và lúa mì đã tăng mạnh nhờ các thông tin tích cực. Hiệu ứng tăng giá cũng đẩy giá ngô tăng lên bất chấp các yếu tố cơ bản ở mức yếu.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/11 (theo giờ Việt Nam), giá ngô giao tháng 12/2021 trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) tăng 3,25 cents lên 5,54 USD/giạ (25,4 kg/giạ ngô).
Đối với mặt hàng đậu tương, báo cáo WASDE tháng 11/2021 đã giảm ước tính sản lượng đậu tương niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ xuống còn 4,425 tỷ giạ (27,2 kg/giạ lúa mì), giảm 23 triệu giạ so với ước tính trong báo cáo WASDE tháng 10/2021 và thấp hơn nhiều so với ước tính 4,484 tỷ giạ của thị trường.
USDA cho biết sản lượng giảm chủ yếu do năng suất cây trồng tại một số tiểu bang gieo trồng đậu tương chính như Indiana, Iowa, Ohio và Kansas ở mức kém trong khi đó diện tích thu hoạch gần như không đổi so với niên vụ cũ.
Về triển vọng nguồn cung đậu tương thế giới, USDA dự báo sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2021/2022 sẽ chỉ đạt 384 triệu tấn, thấp hơn 1,1 triệu tấn so với ước tính hồi tháng 10/2021. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng đậu tương tại Hoa Kỳ và Argentina sụt giảm. Trong khi đó, sản lượng đậu tương của Brazil được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại, đạt 144 triệu tấn. Điều này góp phần cải thiện tích cực triển vọng xuất khẩu đậu tương của nước này.
Nhu cầu sử dụng đậu tương toàn cầu được dự báo sẽ đạt 378,03 triệu tấn, cao hơn 0,76 triệu tấn so với dự báo gần nhất. Tuy nhiên, USDA hạ dự báo nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong niên vụ 2021/2022 xuống mức 100 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với ước tính trước đó. Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
Về triển vọng nguồn cung đậu tương thế giới, USDA dự báo sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2021/2022 sẽ chỉ đạt 384 triệu tấn, thấp hơn 1,1 triệu tấn so với ước tính hồi tháng 10/2021. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng đậu tương tại Hoa Kỳ và Argentina sụt giảm. Trong khi đó, sản lượng đậu tương của Brazil được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại, đạt 144 triệu tấn. Điều này góp phần cải thiện tích cực triển vọng xuất khẩu đậu tương của nước này.
Nhu cầu sử dụng đậu tương toàn cầu được dự báo sẽ đạt 378,03 triệu tấn, cao hơn 0,76 triệu tấn so với dự báo gần nhất. Tuy nhiên, USDA hạ dự báo nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong niên vụ 2021/2022 xuống mức 100 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với ước tính trước đó. Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
Đối với mặt hàng ngô, USDA đã điều chỉnh tăng sản lượng ngô niên vụ 2021/2022 lên mức 15,063 tỷ giạ (25,4 kg/giạ ngô), tăng 43 triệu giạ so với ước tính trong tháng 10/2021 do năng suất canh tác được cải thiện. Con số này cũng cao hơn so với mức ước tính 15,05 tỷ giạ của thị trường.
USDA cũng nâng mức dự báo sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2021/2022 lên 1,205 tỷ tấn, tăng 6 triệu tấn so với mức dự báo trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng ngô của Argentina, Châu Âu và nhiều nước khu vực Châu Phi.
Về nhu cầu sử dụng, mức tiêu thụ ngô trên toàn cầu được điều chỉnh tăng từ mức 1,186 tỷ tấn lên 1,192 tỷ tấn. Con số này gần tương đương với mức sản lượng toàn cầu. Tuy nhiên, tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 trên toàn cầu được USDA dự báo đạt 304,42 triệu tấn, cao hơn 2,68 triệu tấn so với số liệu ước tính hồi tháng 10 vừa qua.
Đối với mặt hàng lúa mì, lượng tồn kho lúa mì cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ được USDA nâng lên mức 583 triệu giạ, tăng 2 triệu giạ tương đương 0,34% so với mức dự báo hồi tháng 10/2021. Tuy nhiên, con số này vẫn là mức thấp nhất kể từ hồi niên vụ 2007/2008.
USDA giảm dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2021/2022 xuống còn 775,28 triệu tấn, chủ yếu do sự suy giảm sản lượng tại Nga và Châu Âu. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lúa mì trên toàn cầu lại tăng nhẹ thêm 0,37 triệu tấn lên 787,42 triệu tấn. Nhu cầu nhập khẩu lúa mì trên toàn cầu cũng được nâng lên mức 201,05 triệu tấn, cao hơn mức 198,05 triệu tấn được đưa ra hồi tháng 10/2021.
Việc nguồn cung lúa mì toàn cầu sụt giảm nhưng mức tiêu thụ tăng và nhu cầu nhập khẩu ở mức cao hơn sẽ khiến lượng tồn kho lúa mì trên toàn cầu giảm xuống trong thời gian tới.
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận