GIá lúa gạo ngày 16/7: Biến động nhẹ, cơ hội xuất khẩu từ EVFTA
Giá lúa tươi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hôm nay tăng nhẹ ở mức 100-200 đồng/kg, lượng gạo về kho ít, các nhà máy không có nhiều gạo để bán.
Giá lúa IR 50404 tươi đang dao động quanh mức 5.200 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với ngày trước đó, lúa OM 5451 có giá 5.600 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 có giá 5.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa Jasmine là 6.000 đồng/kg. Một số doanh nghiệp tại An Giang cho biết, do nhu cầu sụt giảm khiến giá lúa IR 50404 sụt giảm nhẹ.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tại một số tỉnh như An Giang, Kiên Giang, giá lúa tăng nhẹ, tuy nhiên tại Vĩnh Long giá lúa giảm nhẹ. Cụ thể so với hồi tháng 1/2020, giá lúa IR50404 tại An Giang tăng nhẹ 300 đồng/kg, tại Vĩnh Long giảm 500 đồng/kg. Trong khi đó, các loại lúa chất lượng như OM5451 tại An Giang, Kiên Giang tăng từ 100 – 700 đồng/kg.
Số liệu thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 3,52 triệu tấn, tương đương 1,72 tỷ đồng, tăng 5% về sản lượng, 13% về kim ngạch. Giá bán trung bình đạt 487,6 USD/tấn, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Philippines, Trung Quốc và Malaysia là 3 là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020. Riêng thị trường Philippines chiếm tới 39% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, Trung Quốc chiếm 13%, Malaysia là 9%.
Xét về chủng loại, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 38% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 38%; gạo nếp chiếm 19,6%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%.
Hiệp định Thương mauh tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/08/2020. Đây là cơ hội lớn cho việc tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo đó, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát; 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm) và tự do hoá hoàn toàn với gạo tấm. Sau từ 3 – 5 năm, thuế suất cho các sản phẩm từ gạo sẽ về 0%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận