Giá hàng hóa cao “cứu” nhiều nền kinh tế trên thế giới
Giá quặng sắt và đồng đều chạm mức cao kỷ lục, chương trình hàng nghìn tỷ USD kích cầu được triển khai trên khắp thế giới không khỏi khiến cho nhu cầu đối với kim loại tăng mạnh.
Giá hàng hóa cao đang hỗ trợ quan trọng cho những nước cung cấp các loại kim loại cần thiết cho quá trình kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19, dù rằng quá trình tăng trưởng kinh tế cao có thể khiến cho nhiều vấn đề như tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cao và quá trình triển khai tiêm vắc xin Covid-19 chậm bị ẩn giấu đi.
Trong tuần này, giá quặng sắt và đồng đều chạm mức cao kỷ lục, chương trình hàng nghìn tỷ USD kích cầu được triển khai trên khắp thế giới không khỏi khiến cho nhu cầu đối với kim loại tăng mạnh.
Lịch sử đang lặp lại khi mà hàng loạt nước xuất khẩu hàng hóa như Australia hay Chile đang hưởng lợi từ chương trình chi tiêu mạnh tay để phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và nhiều nước khác đang chật vật phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước.
Giá bán hàng hóa cao giúp các nước xuất khẩu hàng hóa thu về nguồn doanh thu thuế cao, nguồn thu này có thể được sử dụng để chi trả cho lĩnh vực y tế và nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế khác.
Khi không phải vay nợ quá nhiều để hỗ trợ kinh tế, các nước sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi các cú sốc kinh tế trong tương lai. Giá hàng hóa cao có thể mang đến động lực quan trọng cho thị trường chứng khoán địa phương, đồng thời làm tăng lợi nhuận cho nhiều công ty khai mỏ như BHP hay Rio Tinto. Các cổ đông của doanh nghiệp này nhờ vậy cũng hưởng lợi.
Các nước sản xuất dầu, từ Mỹ, Nga cho đến nhiều nước khác tại khu vực Trung Đông, sẽ có thể hưởng lợi tương tự trong xu thế này. Dù giá dầu đang không ở gần mức cao kỷ lục, giá dầu cũng đã tăng đáng kể trong thời gian qua khi mà dự báo về nhu cầu toàn cầu tăng đáng kể nhờ tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 được cải thiện và các biện pháp nới lỏng đi lại được gỡ bỏ. Giá dầu Brent, loại dầu chuẩn của thế giới, đã tăng hơn 30% trong năm nay.
Tuy nhiên, chính phủ của những nước có nguồn thu tăng cao nhờ giá hàng hóa cao đương đầu với rủi ro chi tiêu trong ngắn hạn sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu giá hàng hóa đảo chiều giảm. Giá hàng hóa tăng nóng cũng tiềm ẩn rủi ro tạo ra bong bóng tài sản và lạm phát cao trên khắp thế giới. Chính phủ các nước cũng có thể sẽ phải can thiệp để ngăn giá tài sản tăng cao hơn nữa, các biện pháp được tính đến có thể sẽ bao gồm việc nâng lãi suất ngay cả khi đà phục hồi của các nền kinh tế còn mong manh.
Giá hàng hóa cao tiềm ẩn thách thức với những nền kinh tế phải nhập khẩu dầu, khí đốt hoặc kim loại. Ngay cả với những nước sản xuất sản phẩm này, giá cao cũng không chắc chắn mang đến giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế nhanh. Kinh tế Brazil đã chật vật trong đợt đại dịch Covid-19 vừa qua dù rằng Brazil là nước xuất khẩu quặng sắt lớn.
Australia, nước chiếm khoảng 50% trong tổng thị phần xuất khẩu quặng sát toàn cầu, có thể coi như ví dụ điển hình của việc một nền kinh tế có thể “gặp may” như thế nào khi giá hàng hóa tăng nóng. Ngày thứ Ba tuần này, Australia công bố thâm hụt ngân sách trong 12 tháng gần nhất ước tính 161 tỷ đôla Australia tương đương 126 tỷ USD. 6 tháng trước đó, Australia thâm hụt ngân sách gần 200 tỷ đôla Australia.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận