Giá điện tăng 4.5%, ngành nào chịu tác động lớn nhất?
- Trong ngắn hạn, các công ty sản xuất điện thỏa thuận dài hạn khi ký hợp đồng mua bán điện với EVN nên việc tăng giá bán điện bình quân chưa tác động đến doanh thu các doanh thu sản xuất.
1. Tác động tích cực:
- Trong trung hạn, khi các yếu tố giá nguyên vật liệu đầu vào như giá than hạ nhiệt, sẽ hỗ trợ giảm chi phí, cộng hưởng với việc tăng giá bán lẻ điện, giúp cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sản lượng điện thương phẩm cả nước năm 2022, nhiệt điện chiếm tỷ trọng lớn nhất và ghi nhận khoản phải thu với EVN tăng mạnh nhất.
Một số doanh nghiệp nổi bật: POW, HND, QTP, PGV
Việc EVN tăng giá điện cũng góp phần giảm áp lực tài chính cho EVN, doanh nghiệp xây lắp cũng sẽ được hưởng lợi do giai đoạn 2022-23, hầu như không ký được hợp đồng xây lắp mới từ EVN.
Một số doanh nghiệp nổi bật: PC1, TV2
2. Tác động tiêu cực:
Nhìn chung, EVN tăng giá điện bán lẻ sẽ làm cho biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất giảm do giá vốn hàng bán tăng
=> ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình là một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện như xi măng, hóa chất, thép, giấy.
Đây là những mặt hàng khó có thể chuyển tiếp chi phí sang người mua, nên nếu chi phí điện tiếp tục tăng sẽ làm cho lợi nhuận trước thuế suy giảm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thì có thể chuyển chi phí điện tăng này cho người mua => giảm ảnh hưởng của việc gia tăng chi phí đầu vào.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận