24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Duy Công
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá điện 2023 đã tăng, vì sao giá sản xuất vẫn cao hơn giá bán lẻ bình quân?

Giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.

Theo lý giải của Tập đoàn Điện lực (EVN), nguyên nhân là do những yếu tố đầu vào cơ bản đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện. Đặc biệt, tác động lớn nhất là giá thành khâu phát điện khi chiếm tỷ trọng 82,8% trong cơ cấu giá thành sản xuất điện.

Ngoài ra, cơ cấu sản lượng thay đổi theo hướng bất lợi (các nguồn mua có giá rẻ giảm, nguồn mua có giá đắt tăng), giá các loại nhiên liệu năm 2023 vẫn ở mức cao so với năm 2020 - 2021 dẫn tới chi phí sản xuất và mua điện vẫn tăng cao.

" Mặc dù giá bán lẻ điện đã được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4/5/2023, doanh thu của EVN năm 2023 tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng nhưng điều này cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về tài chính và EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính ", EVN nêu.

Giá điện 2023 đã tăng, vì sao giá sản xuất vẫn cao hơn giá bán lẻ bình quân?

EVN cho biết yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất điện 2023. (Ảnh minh họa: EVN)

Trong thông tin mới nhất cập nhật đến tháng 10/2023, EVN cũng chỉ rõ những yếu tố đầu vào khác đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện 2023.

Cụ thể, giá nhiên liệu các tháng vừa qua của năm 2023 mặc dù giảm so với năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với giai đoạn các năm 2020 - 2021 (giá than nhập gbNewC tăng 2,97 lần so với năm 2020, tăng 1,30 lần so với năm 2021; giá dầu HSFO tăng 1,86 lần so với năm 2020 và tăng 1,13 lần so với năm 2021).

Các thông số đầu vào mặc dù đã giảm so với năm 2022 nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao so với các năm trước đây (bao gồm các thông số đầu vào cho các nhà máy điện sử dụng than nhập, than pha trộn, các nhà máy điện tuabin khí như các chỉ số gbNewC, ICI3, dầu HSFO, dầu Brent).

Hiện nay do khí Nam Côn Sơn suy giảm sản lượng mạnh nên các nhà máy nhiệt điện khí (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng, Phú Mỹ 4, Nhơn Trạch 1&2 và Bà Rịa) tiếp nhận nhiều khí Hải Thạch - Mộc Tinh, Sao Vàng - Đại Nguyệt và khí Đại Hùng, Thiên Ưng có giá cao, đặc biệt khí Thiên Ưng, Sao Vàng - Đại Nguyệt có giá rất cao.

Giá nhiên liệu tăng cao làm cho giá thành các nguồn nhiệt điện than và tua bin khí tăng rất cao, trong khi các nhà máy nhiệt điện than và khí chiếm tỷ trọng sản lượng điện phát lên tới 55% tổng sản lượng điện phát toàn hệ thống.

Mặt khác, theo EVN, tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh cũng là yếu tố tác động đến giá thành sản xuất điện. Bình quân năm 2023 dự kiến tăng 4% so với năm 2021…

EVN cũng nêu rõ, trước bối cảnh tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, trong các năm 2022 - 2023, EVN đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm, tiết giảm chi phí và tiết kiệm khoảng hơn 4.300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả