24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
SAIGON FUTURES Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá đậu tương sẽ chịu áp lực giảm trong năm 2022 bất chấp đà tăng mạnh thời gian qua

Tiếp nối đà tăng mạnh từ giữa năm 2020, giá đậu tương quốc tế trong năm 2021 vừa qua đã chạm mức cao kỷ lục kể từ hồi năm 2021. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Saigon Futures nhận định giá đậu tương sẽ chịu sức ép giảm mạnh trong năm 2022.

Năm 2021: Giá đậu tương chạm mức cao kỷ lục trong vòng 9 năm

Trong nửa đầu năm 2021, giá đậu tương quốc tế đã được hỗ trợ mạnh khi diện tích canh tác đậu tương tại Hoa Kỳ suy giảm so với các niên vụ trước. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) liên tục dự báo lượng tồn kho đậu tương của Hoa Kỳ trong niên vụ 2021/2022 ở mức thấp trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu đậu tương của nước này trở nên cạnh tranh hơn so với Brazil.

Mặt khác, các gói kích thích kinh tế quy mô lớn trên toàn cầu, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, đã tạo ra dòng tiền “rẻ” ồ ạt chảy vào các thị trường tài chính, bao gồm thị trường hàng hoá.

Giá đậu tương sẽ chịu áp lực giảm trong năm 2022 bất chấp đà tăng mạnh thời gian qua

Những nhân tố trên đã đẩy giá đậu tương chạm mức cao nhất kể từ hồi năm 2012. Tuy nhiên, kể từ tháng 6/2021 đến nay, giá đậu tượng đã bắt đầu dần hạ nhiệt khi các dữ liệu cho thấy sản lượng đậu tương cũng như mức tồn kho đậu tương toàn cầu thực tế niên vụ 2021/2022 ở mức cao hơn dự kiến. Hiện tại, giá đậu tương chủ yếu đang được nâng đỡ bởi tình trạng khô hạn tại khu vực Nam Mỹ.

Trước diễn biến trên, CTCP Saigon Futures nhận định giá các hợp đồng tương lai đậu tương trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) mặc dù đang ở nền giá cao hơn so với cùng kỳ các năm trước nhưng đã rơi vào xu hướng giảm giá trong trung hạn.

Giá đậu tương sẽ chịu áp lực giảm trong năm 2022 bất chấp đà tăng mạnh thời gian qua
Trung Quốc hiện vẫn là nhân tố chính chi phối giá đậu tương quốc tế. So với năm 2020 thì sức mua của quốc gia này trong năm 2021 đã có sự sụt giảm tương đối. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Ngũ cốc và Dầu quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong năm 2021 ước đạt 96,95 triệu tấn, giảm 3,4% so với năm 2020. Nhu cầu tiêu thụ đậu tương của nước này trong lĩnh vực chăn nuôi đã suy yếu khi giá thịt lợn giảm mạnh; đồng thời, biên lợi nhuận của việc ép đậu tương cũng suy giảm.

Triển vọng giá đậu tương trong năm 2022

Công ty Cổ phần Saigon Futures cho biết giá đậu tương quốc tế đối mặt với nhiều áp lực giảm giá trong năm 2022, đặc biệt là khi nguồn cung đậu tương tăng cao hơn so với các nhận định ban đầu.

Cụ thể, Báo cáo Triển vọng cung cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 12/2021 của USDA ước tính sản lượng đậu tương của Hoa Kỳ trong niên vụ 2021/2022 đạt tới 120,43 triệu tấn. Con số này tăng đến 5% so với niên vụ trước và đạt mức cao nhất kể từ niên vụ 2018/2019.

Giá đậu tương sẽ chịu áp lực giảm trong năm 2022 bất chấp đà tăng mạnh thời gian qua

Trong khi đó, sản lượng đậu tương của Brazil trong niên vụ 2021/2022 được dự báo sẽ chạm mức cao kỷ lục mới với 144 triệu tấn. Sản lượng đậu tương của Argentina cũng được nhận định sẽ ở mức tốt bất chấp các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan La Nina. Điều này sẽ khiến tổng sản lượng đầu tương toàn cầu chạm mức cao nhất từng được ghi nhận.

Giá đậu tương sẽ chịu áp lực giảm trong năm 2022 bất chấp đà tăng mạnh thời gian qua

Sức cạnh tranh của đậu tương Hoa Kỳ so với đậu tương Brazil trên thị trường xuất khẩu sẽ suy yếu khi Brazil có thể tiến hành thu hoạch sớm và tung ra thị trường quốc tế khối lượng lớn. Tổng khối lượng đậu tương niên vụ 2021/2022 được Hoa Kỳ xuất khẩu từ đầu niên vụ đến nay hiện thấp hơn 23% so với cùng kỳ niên vụ trước. Điều này sẽ khiến lượng tồn kho đậu tương cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ tăng lên, tạo áp lực giảm giá lên các hợp đồng giao dịch đậu tương trên sàn CBOT.

Công ty Cổ phần Saigon Futures cũng nhấn mạnh việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) phát đi những tín hiệu rõ ràng trong việc thu hẹp quy mô chương trình mua tài sản tài chính ngay từ tháng 1/2022 và có thể nâng lãi suất cơ bản 3 lần trong năm 2022 sẽ khiến một lượng tiền “rẻ” rút khỏi các thị trường tài chính. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư trên thị trường hàng hoá.

Tuy nhiên, giá đậu tương có thể được nâng đỡ bởi các rủi ro mất mùa khi hiện tượng La Nina đang gây ra tình trạng khô hạn diện rộng tại khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học tại Brazil và Hoa Kỳ có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đậu tương tại hai quốc gia này tăng lên. Mặt khác, Trung Quốc có thể đẩy mạnh nhập khẩu trở lại đối với đậu tương từ Hoa Kỳ nhằm đạt các mục tiêu đã cam kết theo thoả thuận thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc giai đoạn 1.

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0286 686 0068

- Website: https://saigonfutures.com/

- Fanpage: Saigon Futures Inc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

SAIGON FUTURES Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả