Giá đậu tương bật tăng mạnh sau nhiều phiên neo ở mức cao
Trong phiên giao dịch ngày hôm qua chứng kiến đà tăng mạnh nhất của giá dầu thô khi các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Nga được hiện thực hóa.
Diễn biến thị trường ngày 09/03
Đối với nhóm nông sản, giá ngô và đậu tương được hỗ trợ bởi các triển vọng về cắt giảm nguồn cung trước báo cáo WASDE tới, giá đậu tương tăng mạnh nhờ tiếp tục có được lực mua từ Trung Quốc. Giá lúa mì chứng kiến phiên biến động mạnh, mặc dù đã có nhiều lực mua nhưng đóng của phiên giá vẫn ghi nhận sắc đỏ. Giá đường tiếp tục được hưởng lợi trong bối cảnh giá dầu thô tăng cao.
Thông tin chung
Nga đặt lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nghị định cho biết những mặt hàng thực tế sẽ bị cấm xuất khẩu sẽ do nội các Nga quyết định. Tổng thống Putin đã cho họ hai ngày để đưa ra danh sách các quốc gia bị cấm. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 12, theo nghị định.
Tổng thống Biden nói rằng Hoa Kỳ sẽ cấm nhập khẩu dầu, than và khí gas lỏng LNG của Nga, như một sự trừng phạt cho cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine.
Chính phủ Vương quốc Anh cũng cho biết hôm thứ Ba rằng họ sẽ loại bỏ việc nhập khẩu dầu và các loại xăng dầu thành phẩm của Nga vào cuối năm 2022 và đang tìm hiểu các lựa chọn để chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga.
Cũng trong ngày thứ Ba, Ủy ban Liên minh Châu Âu đã công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga trong năm nay và chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga trước năm 2030
Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính của Bộ Tài chính Hoa Kỳ (FinCen) đã đưa ra cảnh báo tới các tổ chức tài chính cảnh báo cho các nỗ lực tiềm tàng, trốn tránh các lệnh trừng phạt mở rộng và các hạn chế do Hoa Kỳ áp đặt liên quan đến cuộc xâm lược của Nga.
Các cuộc đàm phán của Nga và Ukraine cho đến nay chủ yếu tập trung vào việc cho phép dân thường an toàn để thoát khỏi các cuộc bắn phá từ các thành phố bị Nga bao vây. Sumy ở phía đông và Mariupol ở phía nam là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc tấn công của Nga.
Lịch sự kiện
Phân tích kỹ thuật
1. Nhóm năng lượng
Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 do sự quay lại chậm trễ vào thị trường dầu toàn cầu của Iran. Hay việc Mỹ và các đồng minh châu Âu xem xét cấm nhập khẩu dầu thô của Nga.
Châu Âu phụ thuộc vào Nga về dầu thô và khí đốt tự nhiên nhưng giờ đây đã cởi mở hơn với các sản phẩm của Nga. Hoa Kỳ phụ thuộc ít hơn vào dầu thô và các sản phẩm của Nga, nhưng lệnh cấm đã giúp đẩy giá dầu lên và chèn ép người tiêu dùng ở Hoa Kỳ.
Các ngân hàng đang chịu áp lực nặng nề trong việc cam kết ngừng cung cấp tiền cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và thay vào đó sử dụng các nguồn lực của họ để giúp hạn chế nóng lên toàn cầu. Tình trạng càng nghiêm trọng trước cuộc chiến của Nga- quốc gia được tin là được hỗ trợ từ nguồn doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch. Nhóm cổ đông của Credit Suisse Group AG đã đệ trình nghị quyết thúc giục ngân hàng điều chỉnh kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để giảm tỷ lệ tiếp xúc với tài sản than, dầu và khí đốt. Phong trào đầu tư ESG của các nhà đầu tư đã gây sức ép lên các ngân hàng nói chung, từ đó tác động lên tài chính của các công ty khai thác và sản lượng dầu thô.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 2.8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 3/3, so với mức giảm 6 triệu thùng do API báo cáo trong tuần trước. Việc xây dựng tồn kho bất ngờ diễn ra đúng vào lúc các nhà đầu tư cân nhắc về sự sụp đổ từ động thái của Tổng thống Biden cấm nhập khẩu năng lượng của Nga trong bối cảnh Moscow đang tấn công Ukraine. Dữ liệu của API cũng cho thấy dự trữ xăng giảm 2.0 triệu thùng trong tuần trước và dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 5.5 triệu thùng.
Đánh giá: Tích cực
2. Dầu thực vật
Hiệp hội ngành công nghiệp dầu thực vật và bột protein Fediol tại Châu Âu cho biết nguồn cung dầu hướng dương ở khu vực này dự kiến sẽ bắt đầu cạn kiệt từ giữa tháng 4 trở đi. Ukraine được ước tính xuất khẩu 6.65 triệu tấn dầu hướng dương vào năm 2021/22, một nửa tổng kim ngạch thương mại toàn cầu cho dầu hướng dương, nhưng xuất khẩu đã đột ngột dừng lại khi Nga tiến hành xâm lược quy mô toàn diện. Trước đó, mới chỉ 2.4-3 triệu tấn dầu hướng dương đã được xuất khẩu. Ước tính cho rằng, cho đến khi Ukraine được xuất khẩu trở lại, khối lượng quốc gia này có thể xuất khẩu đến hết niên vụ 2021/22 vẫn sẽ tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung khoảng 800,000 đến 1 triệu tấn. Trong bối cảnh giá dầu thô leo thang không ngừng, giá dầu thực vật từ đó cũng được hỗ trợ mạnh.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Hàng hóa tại Hội nghị dầu cọ Bursa hàng năm ở Kuala Lumpur cho biết ngành dầu cọ của Malaysia sẽ tìm cách tăng sản lượng và xuất khẩu dầu cọ từ quý 3 năm 2022, do sụt giảm nguồn cung dầu thực vật từ Ukraine. Sự gia tăng sản xuất trong quý 3 dự kiến sẽ được hỗ trợ bởi nỗ lực để giảm bớt tình trạng thiếu lao động trong tương lai. Tuy nhiên, mức sản lượng dầu cọ trong tháng 1 của nước này ghi nhận ở mức 1.3 triệu tấn, mức thấp nhất trong 11 tháng theo dữ liệu từ Hội đồng dầu cọ Malaysia (MPOB), với dự báo cho tháng 2 ước tính thậm chí còn thấp hơn do sản lượng vẫn bị tác động tiêu cực do thiếu lao động.
Đánh giá: Tích cực
3. Đậu tương
Cơ quan nhà nước Emater / RS-Ascar cho biết hôm thứ Ba, bang Rio Grande do Sul, miền nam Brazil đã một lần nữa cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương, xuống còn 9.5 triệu tấn do điều kiện hạn hán, mức thấp nhất của bang kể từ niên vụ 2011/12. Con số giảm 52.1% so với ước tính 19.9 triệu tấn ban đầu và thấp hơn 13.6% so với ước tính 11 triệu tấn trước đó, đồng thời giảm 53.3% so với 20.4 triệu tấn của năm ngoái.
Đồng thời, Viện nông nghiệp bang Mato Grosso của Brazil, IMEA đã hạ thấp nhẹ 0.71% ước tính sản lượng đậu tương niên vụ 21/22 của bang này so với ước tính trước đó, còn 39.19 triệu tấn. Điều này là do các vấn đề bất thường về rụng và vỏ quả không điển hình đã ảnh hưởng đến trọng lượng và chất lượng của hạt.
Ngoài ra, Cơ quan lương thực Conab của quốc gia này cho biết vào cuối ngày 5/3 Brazil đã hoàn thành 52.2% vụ thu hoạch đậu tương, tăng 10.1 điểm phần trăm hàng tuần, nhanh hơn so với mức 37.6% vào năm ngoái. Các số liệu này sẽ góp phần cản trở cho khả năng tăng giá đậu tương trong thời gian tới.
Đánh giá: Tiêu cực
4. Lúa mì
Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% hoạt động thương mai lúa mì toàn cầu, với Nga là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Nguồn cung lúa mì đang khan hiếm do gián đoạn từ xung đột Ukraine đã khiến giá lúa mì tăng mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu những đợt tăng giá gần đây sẽ chững lại trong ngắn hạn. Reuters cho biết, các thương nhân ở Hàn Quốc đã từ chối tất cả các đề nghị trong một cuộc đấu thầu quốc tế đêm qua với khối lượng mua là 4.8 triệu giạ lúa mì cho thức ăn chăn nuôi khi được biết giá lúa mì tăng cao kỷ lục trong 14 năm qua.
Đánh giá: Tích cực
5. Ngô
Ukraine chiếm khoảng 16% lượng ngô xuất khẩu toàn cầu. Cả Trung Quốc và Liên minh châu Âu đều là những khách hàng lớn mua ngô từ Ukraine, nếu nguồn cung bị gián đoạn thì sẽ là cơ hội của các nhà sản xuất Mỹ. Mặc dù Nam Mỹ thường xuất khẩu một lượng ngô mỗi năm, nhưng những nguồn cung đó không phải lúc nào cũng có sẵn trong vài tháng tới.
Argentina dự kiến sẽ có nhiều mưa hơn trong vài ngày tới, điều này sẽ giúp cải thiện điều kiện trồng trọt cho cây ngô vốn thường bị hạn hán. Dự báo đợt khô hạn vào cuối tháng 3 năm 2022 có thể sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ thu hoạch ở Argentina. Brazil có thể sẽ tăng xuất khẩu ngô và lúa mì trong những tháng tới khi tình hình căng thẳng của Nga vào Ukraine tiếp tục.
Hãng thông tấn Interfax Ukraine trích dẫn một nghị quyết của chính phủ cho biết Ukraine đã cấp giấy phép xuất khẩu cho các mặt hàng nông nghiệp, thông qua chuyển ngũ cốc đến biên giới với Romania, Hungary, Slovakia và Ba Lan, từ đó nó có thể được chuyển đến các cảng và trung tâm hậu cần của các nước châu Âu với khối lượng hạn chế. Trọng tải tối đa được phép đến Romania ước tính lên đến 6,200 tấn, Ba Lan lên đến 1,800 tấn, và Hungary và Slovakia từ 1,200 tấn-2,200 tấn.
Theo ước tính WASDE tháng 2, xuất khẩu của Ukraine trong niên vụ 2021/22 là 24 triệu tấn cho lúa mì và 28.93 triệu tấn cho ngô. Tuy nhiên, Ukraine cho biết họ vẫn có thể xuất khẩu tổng cộng 33 triệu tấn ngô (+14% so với ước tính WASDE) và 23 triệu tấn lúa mì trong niên vụ 2021-2022 (- 4% so với ước tính WASDE). Ukraine đã xuất khẩu tổng cộng 43 triệu tấn ngũ cốc các loại trong niên vụ 2021-2022 tính đến ngày 23/2.
Đánh giá: Tích cực
--------
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận