Giá dầu thô giảm khi hợp đồng tương lai dầu thô hứng chịu đợt bán mạnh trước mối lo ngại từ Mỹ
Thị trường giá dầu thô đang giảm mạnh trước mối lo ngại Mỹ sẽ sử dụng kho dầu dự trữ chiến lược cùng với các quốc gia đồng minh khác. Đồng thời, điều này cũng kéo theo giá các hợp đồng tương lai đường suy giảm, tuy nhiên các số liệu từ báo cáo của Unica đã đóng vai trò là lực đỡ cho giá vẫn giữ được sắc xanh trong tuần qua.
1. Một số tin tức chung đáng chú ý:
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Michigan giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm là 66.8, cho thấy sự lo ngại từ thị trường trước lạm phát ngày càng gia tăng, nhất là trong mùa cuối năm khi các hoạt động mua bán diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ. Điều này đóng vai trò hỗ trợ khá lớn cho dòng tiền đổ vào các mặt hàng hoá nói chung, do thị trường có xu hướng tìm đến các loại tài sản ổn định để đảm bảo.
- Theo dữ liệu từ sàn mua bán điện tử Freightos, phí sử dụng 1 container 40 foot để giao hàng từ Châu Á đến Mỹ là 18,730 USD trong tháng 11, cao gấp 17 lần so với giá container đến Châu Á. Điều này cho thấy rằng các hoạt động ở các cảng cointainer Mỹ ngày càng trầm trọng, đóng vai trò gây sức ép lên tính cạnh tranh các loại hàng như cacao giao từ Mỹ. Ngoài ra nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, có thể gây ra các hiện tượng “short squeeze” ở các thời điểm FND như Robusta kỳ hạn tháng 10 vừa qua, nhất là khi thời điểm thị trường container bận rộn nhất là vào các dịp lễ lớn cuối năm ở Mỹ.
- Giá phân bón tiếp tục tăng cao trên khắp thế giới khi Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu, đồng thời chi phí sản xuất phân trên thế giới cũng tăng cao do giá khí tự nhiên đắt đỏ hơn (sản lượng khí tự nhiên tại châu Âu suy giảm khi các nhà máy đã đóng của). Biểu đồ bên dưới cho thấy giá phân Urea tại cảng New Orleans – trung tâm giao dịch phân bón lớn nhất Mỹ tiếp tục tăng cao hướng tới mức đỉnh của năm 2008.
- Báo cáo Thanh tra xuất khẩu sẽ được công bố lúc 23h00
NHÓM NĂNG LƯỢNG
Trong cuộc họp OPEC+ lần trước, Bộ trưởng Dầu khí của khối OPEC+ đã có những phát biểu cho rằng sự thiếu hụt nguồn cung khoảng 2.7 triệu thùng/ngày trong quý 3 sẽ sớm được thay thế bằng dư thừa 2.5 triệu thùng/ngày trong quý 1 năm 2022, dẫn đến mức tồn kho sẽ tăng trở lại và thậm chí có thể cao hơn so với mức cuối năm 2020. Ước tính của OPEC dựa trên giả định rằng từ tháng 10 OPEC sản xuất đúng với mục tiêu đặt ra, tuy nhiên dự đoán này của OPEC+ vẫn để lại thắc mắc rằng liệu đây có phải là con số thật, khi trong báo cáo MOMR của tháng 11 nói rằng mức tăng nguồn cung của khối này trong tháng 9 thấp hơn mục tiêu đặt ra 660,000 thùng/ngày. Có 10 thành viên chỉ tăng được 136,000 thùng/ngày, ít hơn 1/5 so với giả định đặt ra trong cuộc họp, cho thấy việc thiếu mức đầu tư để gia tăng sản lượng vẫn tồn tại ở nhiều thành vên OPEC.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Chuck Schumer- thành viên quan trọng trong Đảng Dân chủ gây áp lực lên tổng thống Biden khi phát biểu rằng ông cần làm giá xăng Mỹ giảm ngay lập tức trước khi Mỹ bước vào kỳ nghỉ lễ và giảm giá cuối năm, hành động thích hợp nhất là mở kho dự trữ quốc gia. Hơn thế nữa, vị tổng thống Mỹ còn bị áp lực bởi lá thư từ 11 thành viên của Đảng Dân chủ Thượng viện vào tuần trước với các đề xuất liên quan đến việc mở kho dự trữ dầu thô quốc gia và cấm xuất khẩu dầu thô, duy trì giá khí đốt và dầu trong nước. Thông tin có thể tạo nên các áp lực đối với giá dầu trong ngắn hạn, tuy nhiên nhiên về mặt dài hạn thì việc làm này có thể gây trầm trọng thêm cho giá dầu thế giới.
ĐẬU TƯƠNG
Trước khi mở phiên Mỹ hôm thứ 6, USDA ghi nhận doanh số bán hàng lô lớn đậu tương với khối lượng 256,930 tấn vụ 2021/22 sang một quốc gia giấu tên, thông thường là Trung Quốc. Khả năng cao Trung Quốc là người mua hàng, phù hợp với việc nhu cầu tăng cao vào cuối năm của quốc gia này và việc tỷ lệ ép dầu đậu tương đã có sự hồi phục trong hai tuần gần đây khi các vấn đề về phân bổ điện đã được giải tỏa phần nào.
Báo cáo ép dầu đậu tương từ NOPA sẽ được công bố vào rạng sáng thứ 3, các nguồn tin thương mại từ thị trường ước tính sẽ có 181.945 triệu giạ đậu tương được sử dụng trong ép dầu đậu tương trong tháng 10, tương đương với mức tăng 18.3% so với tháng trước, tuy vậy con số vẫn dự kiến sẽ thấp hơn mức 185.245 triệu tấn trong cùng kỳ năm trước trước – mức cao kỷ lục của mọi thời đại. Các ước tính được đưa ra trong báo cáo dựa trên biên lợi nhuận ép dầu đậu tương tăng, từ đó thúc đẩy hoạt động ép dầu đậu tương. Tồn kho dầu đậu tương dự kiến cũng sẽ tăng tháng thứ 4 liên tiếp.
NGÔ
Số liệu bán hàng và giao hàng sang Trung Quốc gây thất vọng trong tuần trước bởi Trung Quốc không có thêm đơn mua hàng mới từ Mỹ và cũng không ghi nhận khối lượng giao hàng. Điều này đồng nghĩa với giệc Trung Quốc đã nhập khẩu phần lớn từ Ukraine khi quốc gia này đang trong mùa thu hoạch. Số liệu xuất khẩu của Ukraine ghi nhận trong tuần trước là 1.05 triệu tấn, cao gấp 6 lần số liệu trong tuần trước đó. Ngoài ra, 1.7 triệu tấn ngô Ukraine đã được sắp xếp chờ xuất đi ở cảng, với ghi nhận hơn nửa là đơn hàng của Trung Quốc. Điều này có thể gây áp lực lên xu hướng các hợp đồng ngô Mỹ ngắn hạn, trước khi có thông tin về doanh số bán hàng tích cực hơn.
Giá ngô trên sàn Đại Liên của Trung Quốc tiếp tục tăng cao trong tuần vừa qua. Các cơn mưa tại Trung Quốc đã làm chậm thu hoạch, đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng ngô tại khu vực đông bắc Trung Quốc. Giá năng lượng tăng cũng thúc đẩy giá ngô kỳ hạn tăng trong tháng 10 với mức tăng 9%.
Ngoài ra thì mưa và bão tuyết khu vực phía bắc của Trung Quốc cũng đang khiến cho việc vận chuyển hàng hóa bị đình trệ khiến cho giá giao ngay tăng mạnh. Hiện tại có thể thấy người dân đang cố gắng tích trữ hàng tồn kho để tận dụng mức giá tăng cao.
LÚA MÌ
Thuế xuất khẩu lúa mì Nga tiếp tục tăng trở lại và có thể càng làm leo thang mức giá lúa mì thế giới. Bộ Nông nghiệp Nga cho biết mức thuế xuất khẩu đối với các lô hàng lúa mì sẽ tăng lên 77.10 USD/tấn trong tuần từ 17-23/11. Như vậy mức tăng là rất lớn lên đến 7.2 USD so với tuần trước, tương đương với mức mức tăng là 10.3%. Tính từ mức ban đầu là 28.1 USD/tấn (từ đầu tháng 6) thì thuế xuất khẩu lúa mì của Nga đã tăng 49 USD, tương đương với tăng 174%.
Các số liệu bán hàng lúa mì của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 04/11 đạt 285.9 nghìn tấn, giảm gần 29% so với tuần trước. Trong khi đó dữ liệu giao hàng đạt 270 nghìn tấn, tăng 97.9% so với tuần trước. Các số liệu bán hàng vẫn đang kém tích cực trong nhiều tuần trở lại đây.
ĐƯỜNG
Các chuyên gia ngành công nghiệp đường tại Ấn Độ cho biết họ tự tin rằng việc giá thu mua ethanol tăng cao có thể sẽ đem đến các ổn định tài chính cho các nhà máy mía đường, nhờ đó mà họ có được mức giá công bằng và thù lao (FRP) tốt hơn cho người nông dân. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có kế hoạch sẽ chỉ bán xăng E20 tức là xăng có hàm lượng ethanol ở mức 20% trong giai đoạn từ 2025-2026. Các nhà sản xuất xe hơi cũng đang làm việc để có thể cấu chỉnh lại các phương tiện để đảm bảo mức tương thích đối với xăng 20% ethanol sẽ được bán trên khắp đất nước từ năm 2025.
Trong báo cáo được công bố hôm thứ 5 từ Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), cơ quan này cho biết các hoạt động về mua bán thực phẩm trên thế giới có thể đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại cả về số lượng và giá trị. Ngoài ra, tổ chức này còn đưa ra các đánh giá về sản lượng đường thế giới. Sản lượng đường thế giới sẽ phục hồi sau ba năm suy giảm, tuy nhiên vẫn sẽ còn thấp hơn so với mức tiêu thụ của toàn cầu.
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận