menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ái Vy

Giá dầu thô ghi nhận tuần giảm mạnh

Chốt tuần giao dịch, giá xăng dầu hôm nay có xu hướng tăng mạnh. Song, tính chung cả tuần giá dầu thô lại lao dốc.

Khép tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu hôm nay ghi nhận dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 100,09 USD/thùng. Còn giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 112,6 USD/thùng.

Giới phân tích đánh giá, bước vào tuần giao dịch từ ngày 7/3, giá dầu thế giới xu hướng tăng mạnh, khi thông tin về việc Mỹ và Liên minh châu Âu đang thảo luận việc cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga được phát đi.

Các chuyên gia cho rằng, nếu vấn đề trên được thực thi sẽ tạo ra một khoảng trống rất lớn, gây sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng trên thị trường dầu thô. Bởi thực tế hiện nay, dù chưa có bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhắm vào các lĩnh vực năng lượng của Nga, nhưng giá thành nhiều loại hàng hoá năng lượng, không chỉ dầu thô đã tăng chóng mặt, tạo áp lực vô cùng lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Giá dầu tăng mạnh còn do thị trường lo ngại tình hình xung đột Nga và Ukraine kéo dài, các lệnh trừng phạt mới tiếp tục được Mỹ và các nước đồng minh áp đặt với Nga, có thể dẫn tới việc Nga áp dụng các biện pháp hạn chế, thậm chí là ngừng cấp khí đốt cho châu Âu.

Giá dầu thô ghi nhận tuần giảm mạnh
Người lao động dầu khi trên công trường

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 7/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 123,19 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 126,97 USD/thùng.

Động lực tăng giá của dầu thô tiếp tục được củng cố khi thông tin vòng đàm phán hạt nhân Iran lâm vào bế tắc do Nga và Trung Quốc đưa ra thêm các điều kiện mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc kỳ vọng dầu Iran sớm trở lại thị trường để bù đắp phần nào sự thiếu hụt nguồn cung dầu từ thị trường Nga cũng bị xoá bỏ.

Trong phát biểu mới nhất trên truyền hình nhà nước Nga, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo giá dầu có thể lên mức 300 USD/thùng, nếu Mỹ và Liên minh châu Âu cấp nhập khẩu dầu tư Nga.

Đến sáng 9/3 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 125,62 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 129,60 USD/thùng.

Khi thông tin Mỹ quyết định cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga, giá dầu thế giới đã tăng vọt. Giới phân tích cho rằng, mặc dù không phải nước nhập khẩu lớn dầu thô của Nga nhưng quyết định trên của Mỹ có thể kéo theo các quyết định tương tự từ phía các nước đồng minh.

Tuy nhiên, trong phiên 10/3, khi thông tin về việc các nước G7 nhóm họp và thống nhất việc đa dạng hoá các nguồn cung năng lượng để giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga, giá dầu đã quay đầu giảm mạnh.

Ngoài ra, IEA được cho cũng sẵn sàng xả kho dự trữ dầu thô. Dẫu vậy, hiệu ứng này chỉ diễn ra trong ngắn hạn khi các kịch bản ứng phó được đưa ra đều cần có thời gian, còn trước mắt, nhiều quốc gia châu Âu đang phải “ngược xuôi” tìm cách tích trữ, lấp đầy các kho dữ trữ năng lượng nhằm đảm bảo các nhu cầu tối thiểu trong nước.

Nhưng sự “bế tắc” của thị trường trong nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu từ Nga đã nhanh cho chặn đứng đà giảm của dầu thô và đẩy giá dầu đi lên.

Nhìn lại thị trường mấy tháng qua thì có 3 nguồn cung có thể được bổ sung để hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt ngày. Đó là dầu mỏ từ Iran, Venezuela, OPEC+ và từ các kho dự trữ dầu chiến lược. Tuy nhiên, rõ ràng, dù là trông vào nguồn cung nào vẫn cần thời gian, hoặc chỉ là trong ngắn hạn.

Đơn cử việc đưa dầu từ Iran và Venezuela trở lại thị trường thì Mỹ cũng phải tổ chức các cuộc đàm phán bởi hiện cả 2 nước này đều đang chịu lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu dầu của Mỹ.

Hay từ nhiều tháng nay, OPEC+ đã thực hiện kế hoạch tăng sản lượng khai thác 400.000 thùng/ngày mỗi tháng theo thoả thuận đã đạt được vào tháng 4/2021 của nhóm. Nhưng thực tế, OPEC+ chưa khi nào đạt được mức tăng sản lượng như kỳ vọng bởi không ít nước thành viên của nhóm đang gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng, đáp ứng hạn ngạch được phân bổ.

Các tính toán cũng cho thấy, nếu các nhà sản xuất lớn của OPEC+ tăng tối đa sản lượng khai thác cũng chỉ giải quyết được khoảng 2 triệu thùng/ngày phần sản lượng thiệu hụt từ Nga.

Còn với việc sử dụng các kho dự trữ dầu chiến lược đó cũng chỉ là bài toán trong ngắn hạng. Con số 60 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ dầu chiến lược mà Mỹ và một số nước tiêu thụ dầu lớn thực hiện cũng chỉ duy trì được 30 ngày nếu như mỗi ngày với kịch bản các nước này bổ sung 2 triệu thùng/ngày vào thị trường.

Trong khi đó, bỏ qua lời kêu gọi của Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn, cuối ngày 9/3, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) Suhail al-Mazrouei cho biết trên Twitter rằng, UAE cam kết với thỏa thuận hiện có của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), về tăng nguồn cung dầu thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 4/2022.

Đồng thời, UAE và Saudi Arabia đã từ chối các cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, một động thái cho thấy quyết tâm của các nước này trong việc duy trì chính sách sản lượng.

Việc Mỹ cân nhắc “cởi trói” cho dầu thô Iran và Venezuela, 2 quốc gia đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, có thể xem là động thái cho thấy sự bế tắc của các nước tiêu thụ dầu thô trong việc tìm kiếm các nguồn cung thay thế dầu của Nga.

Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng còn do thông tin dự trữ dầu thô và các loại nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh trong tuần trước. Cụ thể, dầu thô tồn kho của Mỹ giảm 1,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 4/3, xuống còn 411,6 triệu thùng. Dự trữ dầu thô của Mỹ trong các kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) giảm xuống còn 577,5 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2002.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại