Giá dầu tăng khi cung dầu của OPEC+ gây thất vọng
Sản lượng dầu thực tế cung ra thị trường thấp hơn 3,583 triệu thùng dầu/ngày. Riêng nhóm OPEC bị hụt khoảng 2,892 triệu thùng dầu/ngày.
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Hai khi mà những nỗi lo về khả năng nguồn cung hạn chế lớn hơn nỗi sợ cho thấy rằng nhu cầu toàn cầu có thể chững lại khi đồng USD tăng giá và nhiều đợt nâng lãi suất được áp dụng.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 11/2022 tăng 47 cent tương đương 0,51% lên 91,82USD/thùng trên thị trường London. Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tháng 10/2022 tăng 42 cent tương đương 0,49% lên 85,53USD/thùng.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh dẫn đầu bởi Nga, vốn được biết đến với cái tên OPEC+, đã không thực hiện được mục tiêu sản lượng dầu trong tháng 8/2022. Sản lượng dầu thực tế cung ra thị trường thấp hơn 3,583 triệu thùng dầu/ngày. Riêng nhóm OPEC bị hụt khoảng 2,892 triệu thùng dầu/ngày.
Chủ tịch quỹ Lipow Oil Associates tại Houston, ông Andrew Lipow, phân tích: “Kết quả cuộc khảo sát mới đây của OPEC+ cho thấy sản lượng sản xuất ra thực tế trên thị trường thấp hơn so với công bố trước đó, như vậy thị trường hoàn toàn hiểu rằng họ sẽ không thể tăng được quy mô sản xuất ngay cả nếu thị trường có cần đến”.
Ngân hàng Trung ương nhiều nước trên thế giới gần như chắc chắn sẽ nâng lãi suất cho vay trong tuần này nhằm kiềm chế lạm phát cao, ngoài ra cũng có khả năng Fed sẽ nâng lãi suất ước tính khoảng 1 điểm phần trăm.
Nhiều nhà đầu tư đang chọn đứng ngoài thị trường nhằm chờ cuộc họp của Fed trong tuần này, theo phân tích của phó chủ tịch bộ phận đầu tư tại BOK Financial – ông Dennis Kissler.
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, thị trường London hạn chế giờ giao dịch trong dịp đưa tang nữ hoàng Anh Elizabeth.
Dù vậy, giá dầu vẫn chịu áp lực từ kỳ vọng vào khả năng cuộc khủng hoảng khí đốt tại châu Âu sẽ hạ nhiệt.
Nhiều bên mua của Đức hiện đang tăng cường tích trữ để có thể nhận được khí đốt của Nga thông qua hệ thống đường ống Nord Stream 1, tuy nhiên sau này thông tin này đã được điều chỉnh, không có khí đốt nào được cung cấp bằng kênh nói trên.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá dầu thô đã tăng vọt. Giá dầu Brent trên thị trường London đóng cửa ở ngưỡng cao kỷ lục 147USD/thùng trong tháng 3/022 sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang tạo ra nhiều nỗi lo về nguồn cung. Nỗi lo về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu yếu đi cũng như nhu cầu suy giảm đã kéo giá dầu giảm.
Đồng USD đã duy trì ở ngưỡng cao nhất trong 2 thập kỷ trước thềm các quyết định vào tuần này của Fed và nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Đồng USD mạnh khiến cho giá cả các loại tài sản được định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, đồng thời gây ra sức ép suy giảm lên dầu và nhiều loại tài sản rủi ro khác.
Thị trường dầu cũng chịu áp lực bởi những dự báo về khả năng nhu cầu yếu đi, vào tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng thông báo nhu cầu dầu sẽ không tăng trưởng trong quý 4/2022.
Tâm lý thị trường hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của châu Âu áp dụng với Nga, khi mà nguồn cung dự kiến sẽ tiếp tục gián đoạn hơn nữa từ đầu tháng 12/2022, cùng lúc đó, thị trường sẽ khó có thể đón nhận phản ứng nhanh nào từ các nhà sản xuất Mỹ, chuyên gia thuộc ANZ phân tích.
BizLive
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận