Giá dầu sẽ không giảm ngay cả khi Mỹ và Iran đạt thỏa thuận giảm trừng phạt
Căng thẳng ở Đông Âu đang giúp giá dầu liên tục tăng cao, tuy nhiên câu hỏi trọng tâm liên quan đến địa chính trị tuần này là giai đoạn đàm phán giũa Mỹ và Iran. Theo các nhà ngoại giao, các cuộc đàm phán đã bước vào giai đoạn “then chốt”.
Các thị trường đang diễn giải thông tin này là chỉ dấu cho thấy một thỏa thuận cuối cùng có thể sắp diễn ra. Hàm ý ở đây là thỏa thuận giữa Mỹ và Iran đồng nghĩa với việc các lệnh trừng phạt được nới lỏng. Hôm 8/2, giá dầu đã giảm 2% sau khi có thông thêm về các cuộc đàm phán bổ sung giữa 2 nước.
Các lệnh trừng phạt được nới lỏng ra sao?
Khó có khả năng vòng đàm phán này sẽ đưa ra một giải pháp toàn diện cũng như có một thỏa thuận hạt nhân mới giữa Iran và Mỹ, bởi nhiều vấn đề vẫn cần phải giải quyết.
Các nhà đàm phán Mỹ vẫn chưa gặp trực tiếp các người đồng cấp Iran, và tiếp tục tiến hành tất cả vòng đối thoại thông qua trung gian. Dù vậy, một số nhà phân tích Iran vẫn rất lạc quan rằng một thỏa thuận hạt nhân mới là có thể đạt được và chỉ ra rằng cả 2 bên đều rất có động lực kết thúc đàm phán.
Nếu vậy, chúng ta có thể chứng kiến sự chấm dứt tất cả hoặc một vài lệnh trừng phạt trước cả khi thỏa thuận hạt nhân đạt được. Chính quyền Biden từ lâu đã coi rằng các biện pháp trừng phạt dầu mỏ chỉ có thể được kết thúc với việc ký một thỏa thuận hạt nhân mới. Tuy nhiên, có những chỉ dấu rằng trừng phạt dầu mỏ Iran và thỏa thuận hạt nhân diễn ra không cùng lúc. Chính quyền Biden có thể xem xét nới lỏng trừng phạt trước một thỏa thuận cuối cùng.
Hôm 4/2, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã ký một vài sự nới lỏng trừng phạt đối với các dự án hạt nhân dân sự ở Iran. Những sự nới lỏng này cho phép nước ngoài và các công ty ngoại quốc làm việc trong các dự án hạt nhân dân sự mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngay cả khi những sự nới lỏng này không liên quan đến giá dầu, thực tế là Mỹ ký chúng mà không cần sự đồng thuận của Iran có thể là chỉ dấu cho thấy nhiều biện pháp trừng phạt dầu mỏ đối với Iran có thể được giảm thiểu trong thời gian tới.
Chính quyền Biden dường như quyết tâm hạ giá dầu toàn cầu và khí đốt ở Mỹ. Lý do là bởi ông Biden đang chịu áp lực chính trị phải làm gì đó trước tình trạng giá dầu tăng cao.
Vào cuối tháng 11, chính quyền Biden đã cố hạ giá dầu ở Mỹ trong kỳ nghỉ bằng cách sắp xếp giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nỗ lực đó đã thất bại và không có bất cứ tác động nào đối với giá dầu và xăng, dù biến thể Omicron xuất hiện và đã khiến giá dầu giảm mạnh ngay sau đó.
Việc cung cấp các sự nới lỏng trừng phạt Iran cũng có thể là một cách để tăng nguồn cung dầu và ngăn chặn đà giảm giá dầu.
Iran có thể thực sự thêm bao nhiêu dầu vào thị trường?
Trong năm ngoái, xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Iran đạt mức cao nhất là 1,65 triệu thùng/ngày vào tháng Ba, và mức thấp nhất là 746.000 thùng/ngày vào tháng Năm. Gần đây, Iran đã tăng xuất khẩu lên khoảng 1,37 triệu thùng/ ngày.
Trong thời kỳ chính quyền Trump, sau khi ông ký việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt vào năm 2018, xuất khẩu của Iran đã giảm xuống còn khoảng 200.000 thùng/ngày. Trước khi có các biện pháp tái áp đặt trừng phạt của Trump, xuất khẩu dầu mỏ của Iran đạt mức 2,8 triệu thùng/ngày, theo TankerTrackers.
Theo Rystad Energy, Iran có thể bắt đầu tăng sản xuất dầu, và do đó cũng dẫn đến việc tăng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ trên thị trường toàn cầu.
Nếu các biện pháp trừng phạt chấm dứt, Tehran cxung có thể ngay lập tức bán dầu từ kho dự trữ của mình, hiện có khoảng 87 triệu thùng/ngày.
Những tình hình này tác động thế nào đến giá dầu?
Tin tức về một thỏa thuận có thể khiến giá dầu giảm do dự báo tăng nguồn cung. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là vẫn còn nhiều lực đẩy giá, chẳng hạn như lạm phát, chính sách môi trường của Mỹ, kịch bản xung đột Nga – Ukraine.
Goldman Sachs ước tính nếu thỏa thuận được ký vào tháng Ba năm 2022, xuất khẩu dầu của Iran sẽ tăng đều đặn đến quý III và có thể đưa giá dầu giảm 7 USD/ thùng.
Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của Iran cũng không phải là rào cản duy nhất đối với sự trở lại của nước này. Nhiều quốc gia mua dầu, chẳng hạn như Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hàn Quốc, sẽ từ chối cam kết với hàng hóa Iran, vì các vấn đề bảo hiểm và thanh toán vẫn cần được làm rõ. Sẽ mất vài tháng trước khi các khách hàng cũ của Iran cảm thấy thoải mái khi đưa ra các thỏa thuận tài chính với Iran.
Theo Investing.com
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận