menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Bá Cường

Giá dầu “leo thang” dài hạn

Mỹ đang cấm vận Iran, OPEC lục đục nội bộ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung… sẽ gây sức ép đẩy giá dầu “leo thang” trong dài hạn.

Mỹ, Nga và Trung Quốc đóng vai trò “cầm trịch” trên thị trường dầu mỏ thế giới, lại là đầu mối phát sinh mâu thuẫn, thường xuyên sử dụng dầu mỏ như “lá bài” chiến lược của mình.

Giá dầu “leo thang” dài hạn

Dù giá dầu thô đang điều chỉnh trong ngắn hạn, nhưng được dự báo có thể sẽ tăng lên 100USD/oz vào năm 2020.

Yếu tố tác động

Hiện nay gần như mọi giao dịch dầu mỏ trên thế giới đều được thực hiện bằng USD. Vì vậy, cung - cầu dầu mỏ ngày càng gắn chặt hơn với quyết định chính trị. Chẳng hạn, Mỹ thực hiện toàn diện lệnh cấm vận với Iran, khiến cho nước này phải khóa van dầu đối với các bạn hàng lớn như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…, tạo ra khan hiếm cục bộ dầu mỏ. Nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng này là do Iran được cho sẽ trở lại với chương trình hạt nhân vào năm 2025.

Nhưng sâu xa hơn, lệnh cấm vận nói trên là đòn đánh từ xa vào kinh tế Trung Quốc song song với cuộc chiến tranh thương mại, một mặt cảnh cáo liên minh tài chính Nga - Trung, mặt khác bảo vệ sự độc tôn của petro- dollars.

Iran vẫn còn trong tay vũ khí đáng sợ hơn là eo biển Hormuz, nơi trung chuyển 17 triệu thùng dầu mỏ mỗi ngày cung cấp cho thế giới. Nếu Teheran đóng cửa eo biển này thì rất nhiều nơi bị thiếu năng lượng, “ngư ông đắc lợi” sẽ là Mỹ và Nga khi giá dầu tăng do cầu lớn hơn cung.

Còn nhớ năm 2018, khi Mỹ nã 60 quả tên lửa Tomahawk vào Syria, phong tỏa các mỏ dầu chiến lược, lập tức giá dầu Brent tăng vọt lên 72,58 USD/thùng.

Việt Nam ở giữa được và mất

Giá dầu - với tư cách là nguồn năng lượng của mọi nền kinh tế - nếu tăng giá sẽ lập tức để lại hậu quả. Nó làm tăng chi phí đầu vào, đội giá thành sản phẩm, làm hao hụt khả năng cạnh tranh, nhất là đối với những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.

Với Việt Nam, giá dầu tăng sẽ mang lại thuận lợi trước mắt, vì là quốc gia xuất khẩu dầu thô. Tỷ trọng trung bình thu từ dầu thô trong tổng thu ngân sách Nhà nước mặc dù giảm từ mức 25% giai đoạn 2000-2008 xuống còn gần 12% giai đoạn 2009-2015, song thu từ dầu thô vẫn đóng vai trò quan trọng.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam vẫn nhập khẩu xăng, dầu. Năm 2018, Việt Nam chi tới 7,6 tỷ USD mua xăng dầu, như vậy giá dầu tăng cũng tác động tiêu cực không nhỏ.

Nguồn lợi từ xuất khẩu dầu là rất lớn, nhưng không thấy rõ bằng khi giá xăng, dầu trong nước tăng, bởi nó lập tức gây áp lực lên giá cả tiêu dùng, làm gia tăng áp lực lạm phát, khiến thu nhập người dân sụt giảm...

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính, nếu giá xăng dầu thế giới tăng 5%, thì CPI năm 2019 sẽ tăng 3,4% so với năm 2018. Nếu mức tăng giá xăng dầu là 10%, thì mức tăng CPI sẽ là 3,7%; còn nếu xăng dầu tăng 15%, CPI sẽ tăng 3,8 - 3,9%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại