Giá đất ở Củ Chi và Hóc Môn sẽ nhảy dựng?
Tát nước theo mưa sau các cuộc họp, vi hành của lãnh đạo để thổi giá đất không còn là chiêu trò mới mẻ nhưng có nhiều người vẫn bị cuốn theo. Tháng trước, Thủ tướng đi họp ở tỉnh Bình Phước và khảo sát ở khu vực phà Mã Đà để xây dựng cầu, mở đường kết nối Bình Phước với Đồng Nai.
Ngay lập tức cả tháng nay khu vực mã đà như trẩy hội, lưu lượng xe còn đông hơn cả thành phố, giá đất được thổi lên gấp nhiều lần, kể cả đất rừng. Chỉ là một cuộc họp và 1 vòng khảo sát của TT đã làm cho mọi thứ thay đổi. Họp, khảo sát là một chuyện, có làm hay không hoặc bao nhiêu năm nữa mới làm lại là chuyện khác. Làm hay không nó phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, địa hình...
Bạn ôm đó chờ dăm bảy năm hoặc xa hơn nữa mà chỉ được tăng gấp đôi thì cũng không có ý nghĩa gì cho lắm. Hoặc thậm chí sau khi khảo sát cơ quan chức năng kết luận " không khả thi” thì bạn phải làm sao? Trường hợp sân bay Hớn Quảng ở Bình Phước hoặc các đặc khu kinh tế năm 2018 là một ví dụ. Bài học còn nóng hổi nhưng hôm trước CT họp ở Củ Chi thì ngày hôm sau hầu hết dân môi giới ở đây bảo không có nguồn để bán. Hôm qua chính phủ ra văn bản về khu kinh tế Bắc Vân Phong, hôm nay nghe bạn bè nói ở đây người đi mua đất đông nghẹt, giá lập tức tăng phi mã.
Chẳng lẽ bây giờ các bác lãnh đạo phải "họp chui", làm gì cũng phải âm thầm và cấm cửa nhà báo? Cách đây khoảng 1 năm tôi có bài viết về BĐS TPHCM đã nói. Trong những năm tới thành phố sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực cho phát triển khu vực Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh vì ngoài 3 huyện này thì các khu vực khác gần như không còn quỹ đất. Chắc chắn Củ Chi, Hóc Môn sẽ được đầu tư và sẽ phát triển. Nhưng với tình trạng đổ xô phân lô tách thửa mua bán tràn lan như hiện nay thì có lẽ sắp tới các huyện này muốn phát triển bài bản cũng bó tay vì hết quỹ đất.
Để biến Củ Chi thành một đô thị kiểu mới, hiện đại theo tôi chính quyền cản phải triển khai vài giải pháp sau:
Đầu tiên, một con đường mới hoàn toàn đủ lớn chạy dọc sông Sài Gòn từ Củ Chi kéo về tới đường Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh để kết nối Đông Tây, cảng Cát Lái, cao tốc Long Thành – Dầu Giây… Con đường này phải có 8-10 làn xe và có quỹ đất dự phòng để mở rộng lên 12-16 làn xe kiểu như đường Nguyễn Văn Linh. Con đường này sẽ rút ngắn thời gian từ Củ Chi về trung tâm thành phố từ khoảng 2 tiếng xuống còn khoảng 30 phút. Hiện nay Quốc lộ 22 đã quá tải và gần như kẹt xe suốt ngày.
Thứ 2, từ con đường ven sông này sâu vào khoảng 5 – 10km cấm mọi hoạt động mua bán, sang nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mục đích là khu vực này sẽ giải tỏa trắng, lấy quỹ đất sạch, lớn cho các doanh nghiệp đủ tiềm lực đấu thầu triển khai xây dựng hệ thống trường, trạm, trung tâm thương mại hiện đại. Nguồn tiền thu được này thoải mái để đầu tư hạ tầng, đường sá, đền bù thỏa đáng cho dân và bố trí tái định cư…. Ở Khánh Hòa, trước khi công bố khu kinh tế Bắc Vân Phong họ đã cấm mọi hoạt động mua bán, chuyển nhượng toàn xã Vạn Thạnh. Chính vì vậy khu vực này sắp tới sẽ được quy hoạch phát triển bài bản hơn cả khu vực Cam Ranh.
Đừng có đồn nữa, người ta đang đuổi nhau đi bắt tin đồn rồi và kiếm lợi nhuận khủng hết rồi. Bạn bè tôi cũng bỏ kinh doanh đi buôn đất gần hết rồi, khách hàng cũng không thanh toán công nợ để mang tiền đi mua đất hết rồi. Làm quyết liệt đi thay vì đồn khắp nơi làm cho doanh nghiệp, người dân lao đao.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận