24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hải Yến Vndirect Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá cước vận tải biển thế giới tăng nhanh tạo áp lực lên khả năng hồi phục dòng chảy thương mại

Xung đột leo thang tại Trung Đông khiến các hãng tàu lớn đồng loạt thay đổi hải trình, kéo theo giá cước vận tải biển tăng lên nhanh chóng

Giá cước vận tải biển các tuyến từ Thượng Hải đến Châu Âu và Mỹ đã tăng ba tuần liên tiếp và có bước nhảy vọt vào tuần trước bù đắp cho sự gia tăng chi phí nhiên liệu, thuyền viên do quãng đường vận chuyển kéo dài và bảo hiểm chiến tranh.

Sự phục hồi của nhu cầu giao thương hàng hóa tiếp tục bị đặt trước thử thách bởi giá cước vận tải có thể duy trì ở mức cao sẽ khiến cuộc chiến chống lạm phát tại Mỹ và Châu Âu dai dẳng hơn.

Giá cước vận tải biển sẽ khó quay trở lại vùng đỉnh của năm 2022…

Cuộc chiến tại Biển Đỏ làm gợi nhớ lại sự sự trong quá khứ, khi tàu Ever Given chặn kênh đào trong sau ngày vào năm 2021, đã khiến giá cước vận tải container đường biển tăng rất nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sức ảnh hưởng từ việc hạn chế đi qua kênh Suez sẽ không lớn như giai đoạn năm 2021. So sánh bối cảnh trong hai giai đoạn có thể thấy nhiều điểm khác biệt:

Mỹ và Châu Âu vốn là nơi đóng góp tỷ trọng lớn trong dòng chảy thương mại toàn cầu, đều đang trải qua giai đoạn nhu cầu tiêu dùng suy yếu do lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Trung Quốc đã hoàn toàn mở cửa trở lại sau COVID-19, giảm thiểu lo ngại về việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thực trạng thiếu hụt container rỗng trầm trọng trong giai đoạn năm 2021 cũng là nguyên nhân dẫn đến giá cước vận tải biển tăng nhanh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khó lặp lại trong năm 2024 do nhu cầu giao thương vẫn còn yếu và số lượng container đóng mới của các hãng tàu sẽ đảm bảo được khả năng cung ứng hàng hóa.

…nhưng đủ thách thức đối với kỳ vọng hồi phục nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam

Cuộc chiến tại Biển Đỏ đang trải qua những diễn biến phức tạp và khó lường hơn. Bất chấp việc Mỹ và phe đồng mình (gồm các quốc gia Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha) đã đưa quân đội của mình vào Biển Đỏ nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu thương mại nhưng các cuộc tấn công nhằm vào tàu thương mại đi qua khu vực này chưa có dấu hiệu chậm lại. Động thái của Mỹ được phương Tây đánh giá chưa đủ sức quyết liệt và không muốn chiến tranh trở nên căng thẳng hơn. Trong khi đó, quân đội Houthi được sự hậu thuẫn của Iran cũng sẵn sàng trong trường hợp chiến tranh leo thang.

Dù cho nhận được sự bảo hộ của quân đội, các hãng tàu đang ưu tiên với tuyến hải trình đi vòng qua Mũi Hảo Vọng để đảm bảo an toàn cho thuyền viên và hàng hóa, thay vì chấp nhận rủi ro đi qua Biển Đỏ để tiết kiệm chi phí và tối ưu thời gian giao hàng. Với tình hình xung đột khó có thể sớm chất dứt như hiện nay, giá cước vận tải biển có thể tiếp tục tăng và duy trì ở mức nền cao trong năm 2024.

Giá cước vận tải biển thế giới tăng nhanh tạo áp lực lên khả năng hồi phục dòng chảy thương mại
Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang đứng trước những thử thách khi hai thị trường XK chính là Mỹ và Châu Âu chưa cho thấy những tín hiệu hồi phục:

Sức mua của người tiêu dùng bị thu hẹp khi phải dành một phần tiền để thanh toán cho các khoản tăng thêm của chi phí vận chuyển. Dẫn đến khả năng chi tiêu dành cho hàng hóa và dịch vụ giảm đi, khiến lạm phát tại hai thị trường trên đi lệch so với quỹ đạo hiện tại (hình 7).

Các nhà bán buôn, bán lẻ tại hai thị trường trên đã nhập khẩu khối lượng hàng hóa tương đối lớn vào cuối năm 2022 và nhu cầu tiêu dùng suy yếu bởi chính sách tiền tệ thắt chặt đã dẫn đến hàng tồn kho duy trì ở mức cao trong xuyên suốt năm 2023. Bước sang năm 2024, chúng tôi cho rằng, các nhà bán buôn, bán lẻ đã có sự cẩn trọng hơn, sẽ không để rơi vào tình trạng hàng tồn kho kéo dài, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu vẫn còn yếu và chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.

Giá cước duy trì ở mức cao làm tăng giá hàng hóa có thể ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới của các hộ gia đình tại Mỹ và Châu Âu, qua đó sẽ tác động rõ rệt tới chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong những tháng đầu năm 2024. Tại Mỹ, chỉ số này đã tăng vọt trong tháng 12, chỉ số này đã tăng lên 69,7 từ mức 61,3 của tháng 11, theo khảo sát của đại học Michigan. Điều này đến từ bởi sự thay đổi trong góc nhìn của người tiêu dùng về xu hướng của lạm phát. Tại Châu Âu, chỉ số này vẫn trong xu hướng cải thiện dần qua các tháng (Hình 9), tuy nhiên vẫn đang ở mức điểm âm - hàm ý phần lớn vẫn đang kỳ vọng kém tích cực vào tình hình tài chính của hộ gia đình và tình hình kinh tế chung của khu vực trong 12 tháng tới.

Chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng nhẹ lên 48,9 trong tháng 12 từ mức 47,3 của tháng 11, tuy nhiên vẫn ở dưới mức tiêu chuẩn 50 điểm (hình 10). Theo S&P Global PMI, dù cho tốc độ giảm của số lượng đơn đặt hàng mới đã chậm lại so với tháng 11 nhưng diễn biến này đang phản ánh tình trạng nhu cầu yếu kém, với tổng số lượng đơn đặt hàng mới giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Từ những yếu tố trên, chúng tôi cho rằng, nhu cầu đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam chưa thể sớm hồi phục ngay trong nửa đầu năm 2024.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Hải Yến Vndirect Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả