Giá của lạm phát
Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu hàng đầu trong mọi nghị quyết trong hơn chục năm gần đây. Song, hiện thực hóa mục tiêu đó ko phải dễ.
Đầu 2011, Chính phủ tổ chức một cuộc họp toàn quốc để phổ biến nghị quyết 11 nhằm ổn định lại kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Trong thời gian dài trước đó, chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng, đầu tư của dnnn tràn lan, vốn ngoài vào ngập,… làm cho lạm phát tăng cao, có những năm lên 2 con số, làm bao doanh nghiệp sụp đổ, đẩy bao người xuống hố đói nghèo.
Đến 2014, trong một nỗ lực tiếp nối, Chính phủ lại thành lập tổ điều hành kinh tế vĩ mô gồm 4 bộ kinh tế quan trọng nhất. Nhờ điều phối khá tốt và quan trọng là có những bộ trưởng kinh tế giỏi, kinh tế đã ổn định dần trở lại, lạm phát xuống thấp. Kết quả này được công nhận, nhấn mạnh trong Đại hội 13.
Gần đây, dịch bệnh và đặc biệt là cuộc chiến Nga U đã làm thế giới thay đổi theo hướng “tồi tệ nhất kể từ thế chiến 2”, như nhiều chuyên gia quốc tế nhận xét. Về kinh tế, lạm phát đang tung hoành do kích cầu, do các chuỗi cung ứng đứt gãy, do giá xăng,… Kinh tế VN không thể nằm ngoài xu thế đó.
Song, có lẽ các chính sách và hành động chưa theo kịp tình thế mới, thậm chí trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Học phí tăng gấp 5, giá sách giáo khoa tăng gấp 3 là ví dụ.
Ví dụ khác là giá xăng dầu. Lẽ ra cần giảm ít nhất là thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường vì giảm 2 lại thuế này nhưng thu từ xăng dầu vẫn đảm bảo dự toán vì giá xăng dầu đã tăng gần gấp đôi.
Rồi gói hỗ trợ lãi suất lẽ ra phải thực thi từ đầu năm chứ ai lại giờ mới làm. (gói này nên bỏ luôn ko tới đây lại đầy củi)
Rồi đầu tư công,
Rồi hành xử với trái phiếu doanh nghiệp. Cách xử lý, thông tin vừa rồi là cực kỳ thiếu chuyên nghiệp. Bản báo cáo về danh sách các doanh nghiệp lẽ ra phải được xử lý như bản báo cáo tín dụng, nợ xấu mà bên tiền tệ luôn giữ mật để đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống.
Kinh tế VN đang và sẽ đi vào giai đoạn cực kỳ khó khăn sau khi phong tỏa cả quý 3 năm ngoái, sau khi đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài trong 2 năm và rồi lại bị táng thêm bởi tác động của cuộc chiến Nga U. Các dấu hiệu khủng khoảng đã phát lộ như giá hoa, giá đất, giá ck,…
Cho nên, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát là quan trong nhất hiện nay chứ ko phải là xây đường. Nó đòi hỏi sự thấu hiểu, sự nhuần nhuyễn, sự phối hợp, bản lĩnh điều hành… như cách ông Pảk đưa đội tuyển đến vô địch.
Lạm phát đã lên là cực kỳ khó xử lý, để lại di chứng lâu dài (nhiều hệ lụy của kỳ lạm phát cách đây hơn thập kỷ vẫn kéo dài đến giờ), kéo tụt bao người về đói nghèo, làm xói mòn bao thành quả.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận