24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
SAIGON FUTURES Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá các loại nông sản trên sàn CBOT chịu áp lực giảm

Trong tuần này, giá các loại nông sản chính được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago đã chịu áp lực giảm sau khi Hoa Kỳ nâng dự báo về mức tồn kho cuối vụ các loại nông sản nước này trong niên vụ 2021/2022.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần này, giá ngô giao tháng 3/2022 trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) tăng 8,75 cents lên 5,96 USD/giạ (25,4 kg/giạ ngô). Trong khi đó, giá đậu tương giao tháng 3/2022 lại giảm 7,5 cents xuống 13,69 USD/giạ (27,2 kg/giạ đậu tương). Giá lúa mì giao tháng 3/2022 cũng giảm 5,5 cents xuống mức 7,41 USD/giạ (27,2 kg/giạ lúa mì).

Tính chung cả tuần này, giá ngô gần như không thay đổi, giá đậu tương giảm 1% và giá lúa mì giảm tới 2,7%.

Phòng Phân tích CTCP Saigon Futures nhận định hầu hết giá các loại nông sản trên sàn CBOT đã chịu áp lực điều chỉnh giảm trong tuần vừa qua sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) nâng dự báo về mức tồn kho cuối vụ các loại nông sản của Hoa Kỳ trong niên vụ 2021/2022.

Giá các loại nông sản trên sàn CBOT chịu áp lực giảm

Đối với mặt hàng đậu tương, Công ty Cổ phần Saigon Futures nhận định giá đậu tương còn chịu áp lực từ thông tin Trung Quốc đặt mục tiêu nâng sản lượng đậu tương của nước này đến cuối năm 2025 tăng 40% so với mức hiện tại nhằm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định ngay cả khi đạt mục tiêu tăng cường sản lượng nội địa, Trung Quốc sẽ vẫn phải phụ thuộc đến 80% vào lượng đậu tương nhập khẩu.

Giá các loại nông sản trên sàn CBOT chịu áp lực giảm

Dữ liệu mới nhất cho thấy lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong năm 2021 chỉ đạt 96,5 triệu tấn, giảm 3,8% so với hồi năm 2020; đây là năm đầu tiên Trung Quốc giảm nhập khẩu đậu tương kể từ năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu sử dụng đậu tương làm thức ăn chăn nuôi tại nước này đã suy giảm khi giá thịt lợn giảm mạnh. Bên cạnh đó, mức giá đậu tương quốc tế và chi phí vận tải neo ở mức cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Tại Argentina, Hiệp hội Các nhà chế biến hạt có dầu và xuất khẩu ngũ cốc Argentina (CIARA-CEC) cảnh báo đợt bùng phát Covid-19 mới tại nước này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu đậu tương và ép dầu đậu tương. Hiện có đến 25% tổng số nhân viên các nhà máy ép dầu tại Argentina phải nghỉ việc vì nhiễm Covid-19.

Trong khi đó, USDA ước tính lượng tồn kho đậu tương của Hoa Kỳ vào cuối niên vụ 2021/2022 đạt 350 triệu giạ, tăng tới 10 triệu gia so với mức dự báo hồi tháng trước. Đồng thời, USDA cũng điều chỉnh tăng mức dự báo giá đậu tương tại cổng nông trại nước này lên mức 12,6 USD/giạ, tăng 1,8 USD/giạ so với niên vụ trước.

Đối với mặt hàng ngô, theo Báo cáo triển vọng cung cầu nông sản Trung Quốc, nhu cầu sử dụng ngô của Trung Quốc trong niên vụ 2021/2022 được dự báo chỉ đạt 287,7 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với niên vụ trước. Việc giá thịt lợn trên thị trường nội địa Trung Quốc tiếp tục ở mức thấp được dự báo sẽ khiến nhu cầu sử dụng ngô trong sản xuất thức ăn chăn nuôi ở mức yếu. Dự báo mức nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong niên vụ 2021/2022 sẽ đạt 20 triệu tấn.

Trong khi đó, Cơ quan giám sát nguồn cung nông sản Brazil (CONAB) đã điều chỉnh giảm dự báo sản lượng ngô niên vụ 2021/2022 của nước này xuống còn 112,9 triệu tấn, giảm 4,28 triệu tấn so với dự báo gần nhất trong bối cảnh Brazil đối mặt tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Mức tồn kho ngô cuối niên vụ của Brazil cũng được điều chỉnh giảm mạnh từ 13,4 triệu tấn xuống còn 9,59 triệu tấn.

Giá các loại nông sản trên sàn CBOT chịu áp lực giảm

Tại Hoa Kỳ, USDA đã nâng mức ước tính lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của nước này lên mức 1,54 tỷ giạ, cao hơn so với mức 1,49 tỷ giạ được dự báo hồi tháng trước. USDA giữ nguyên mức dự báo giá ngô tại cổng nông trại nước này tại mức 5,34 USD/giạ.

Đối với mặt hàng lúa mì, USDA cho biết diện tích gieo trồng lúa mì vụ Đông 2022/2023 của Hoa Kỳ sẽ tăng 2% so với niên vụ 2021/2022. Trong đó, diện tích canh tác giống lúa mì đỏ mềm tăng tới 6%. Điều này có thể khiến nguồn cung lúa mì từ Hoa Kỳ tăng lên trong thời gian tới. USDA hiện dự báo mức giá lúa mì tại cổng nông trại nước này trong niên vụ 2021/2022 đạt 7,15 USD/giạ, tăng nhẹ 10 cents so với mức dự báo hồi tháng trước.

Giá các loại nông sản trên sàn CBOT chịu áp lực giảm

Giá lúa mì thế giới còn chịu tác động tiêu cực từ việc Nga điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu lúa mì của nước này trong tuần từ ngày 19 – 26/1/2022 xuống còn 97,5 USD/tấn. Con số này chỉ giảm 0,7 USD/tấn so với tuần gần nhất. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Nga giảm mức thuế xuất khẩu lúa mì kể từ hồi tháng 6/2021. Trong giai đoạn vừa qua, Nga liên tục nâng thuế xuất khẩu lên mức cao kỷ lục nhằm đảm bảo nguồn cung lúa mì trên thị trường nội địa trong bối cảnh lạm phát tại nước này tăng mạnh.

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

SAIGON FUTURES Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả