menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
SAIGON FUTURES Pro

Giá các loại nông sản thế giới tăng mạnh nhờ kỳ vọng Trung Quốc và Việt Nam tăng cường nhập khẩu

Đà tăng giá mạnh của các loại nông sản thế giới có xu hướng giảm nhiệt trong phiên giao dịch cuối tuần qua. Giá đậu tương đang được hỗ trợ mạnh nhờ xu hướng tăng cường thu mua trở lại của Trung Quốc. Trong khi đó, giá ngô được nâng đỡ phần nào nhờ Việt Nam vừa điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ngô.

Giá các loại nông sản thế giới tăng mạnh nhờ kỳ vọng Trung Quốc và Việt Nam tăng cường nhập khẩu

Chốt phiên giao dịch cuối tuần này, giá ngô giao tháng 12/2021 trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) giảm nhẹ 2,25 cents xuống mức 5,73 USD/giạ (25,4 kg/giạ ngô). Giá đậu tương giao tháng 1/2022 giảm tới 11,75 cents còn 12,65 USD/giạ (27,2 kg/giạ đậu tương). Giá lúa mì giao tháng 12/2021 cũng giảm 2,25 cents xuống 8,20 USD/giạ (27,2 kg/giạ lúa mì).

Tuy nhiên, tính chung cả tuần giao dịch (15/11 – 21/11), giá ngô đã tăng 4%, giá đậu tương tăng mạnh 6,48% và giá lúa mì tăng 6,7%.

Giá các loại nông sản thế giới tăng mạnh nhờ kỳ vọng Trung Quốc và Việt Nam tăng cường nhập khẩu

Đối với mặt hàng đậu tương, dữ liệu của Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu quốc gia Trung Quốc (CNGOIC) cho thấy, tính đến tuần kết thúc vào ngày 14/11, lượng tồn kho đậu tương của nước này tiếp tục giảm mạnh xuống còn 4,25 triệu tấn. CNGOIC đã nâng dự báo lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong tháng 11/2021 lên 8 triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với mức dự báo gần nhất.

Tại Hoa Kỳ, dữ liệu mới nhất cho thấy sản lượng ép dầu đậu tương tại nước này trong tháng 10/2021 đã tăng mạnh 20% so với hồi tháng 9/2021, lên mức 5 triệu tấn. Đây là mức cao kỷ lục thứ ba trong lịch sử ghi nhận. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hiện dự báo sản lượng ép dầu đậu tương của Hoa Kỳ trong niên vụ 2021/2022 có thể đạt 59,6 triệu tấn. Dữ liệu của USDA cũng cho thấy tồn kho dầu đậu tương tính đến cuối tháng 10/2021 của nước này đạt 832.000 tấn, tăng 9% so với hồi tháng 9 trước đó và cao hơn kỳ vọng của thị trường.

Giá khô đậu tương trên thị trường thế giới hiện đang bị đẩy lên cao do sự thiếu hụt của chất L-lysine – nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Thông thường, L-lysine được sử dụng thay thế cho khô đậu tương trong sản xuất thức ăn chăn nuôi để tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, sự thiếu hụt L-lysine và giá nguyên liệu này tăng vọt trong thời gian qua đã buộc nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân phải sử dụng nhiều khô đậu tương hơn. Dự kiến, tình trạng thiếu hụt L-lysine trên thị trường quốc tế sẽ còn kéo dài đến quý 1/2022.

Giá các loại nông sản thế giới tăng mạnh nhờ kỳ vọng Trung Quốc và Việt Nam tăng cường nhập khẩu

Đối với mặt hàng ngô, giá ngô chịu tác động tiêu cực khi dữ liệu cho thấy Trung Quốc chỉ nhập 1,3 triệu tấn ngô trong tháng 10 vừa qua, giảm tới 63% so với hồi tháng 9/2021. Tuy nhiên, tính chung cả 10 tháng đầu năm nay, lượng ngô được Trung Quốc nhập khẩu đạt 26,2 triệu tấn ngô, tăng 236% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Việt Nam, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 về điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mì giảm từ 3% xuống còn 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%. Điều này sẽ kích thích việc nhập khẩu ngô Hoa Kỳ của Việt Nam.

USDA hiện nhận định Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thị trường ngô thế giới trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu ngô của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm xuống trong niên vụ 2021/2022. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu ngô lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ năm thế giới trong niên vụ 2021/2022.

Giá các loại nông sản thế giới tăng mạnh nhờ kỳ vọng Trung Quốc và Việt Nam tăng cường nhập khẩu

Công ty Cổ phần Saigon Futures cho biết hoạt động nhập khẩu ngô của Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ với tốc độ tăng nhập khẩu đạt trung bình 16%/năm trong 3 năm gần nhất. Năm 2020, nhập khẩu khô của Việt Nam chính thức vượt qua mốc 12 triệu tấn và con số này được kỳ vọng có thể đạt mức 14 triệu tấn trong cả năm 2021.

Đối với mặt hàng lúa mì, Nga tiếp tục tăng thuế xuất khẩu lúa mì của nước này cho tuần từ 24/11 – 30/11/2021 thêm 1,2 USD/tấn, lên mức 78,3 USD/tấn. Tính đến tuần kết thúc vào ngày 11/11, lượng xuất khẩu lúa mì của Nga đạt 700.000 tấn, tăng 14% so với một tuần trước đó.

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0286 686 0068

- Website: https://saigonfutures.com/

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
SAIGON FUTURES Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

6 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại