menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Quang Anh

Giá bia tăng 30%, dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý tiếp theo

Giá nguyên liệu dùng cho sản xuất bia như malt, hoa Hublon, đường, nguyên phụ liệu khác, vỏ lon, nắp chai... đã đẩy các nhà sản xuất bia vào lựa chọn khó khăn buộc phải tăng giá.

Bia đồng loạt tăng giá trước áp lực chi phí nguyên liệu

Cùng với đà tăng của nhiều loại hàng hóa, thời gian gần đây các sản phẩm bia giá cũng nhích tăng.

Theo PLO, khảo sát thị trường trong tháng 4,5 so với đầu năm 2022 cho thấy nhiều mặt hàng bia, nước giải khát đã tăng giá 10.000-15.000 đồng/thùng tùy siêu thị, trong đó bia Tiger tăng mạnh hơn 20.000 đồng/thùng.

Bên cạnh đó, tại một số siêu thị hiện nay sản phẩm thùng giấy 24 lon không trưng bày nhiều, đa số lốc 6 lon, giá 91.500-94.000 đồng/lốc, từng lon lẻ và thùng ghép bốn lốc loại 6 lon.

Tính theo giá từng lon hoặc một lốc bia Tiger từ 343.200-343.500/thùng nay tăng lên 366.000- 376.000 đồng/thùng.

Dự báo giá bia còn tăng nữa

Vừa qua, Chính phủ đã ra Nghị quyết Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có nội dung giao Bộ Tài Chính nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét ban hành giai đoạn 2023-2025

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, mức thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn (bia, rượu) đã được điều chỉnh tăng dần qua các năm từ 50% năm 2015 đến nay 65%.

Song song đó, tác động dịch Covid-19 thời gian qua đã làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy cộng thêm gần đây xung đột Nga - Ukraine đã làm giá các nguyên liệu cũng như chi phí logistics tăng phi mã. Vì vậy, từ quý 2/2022 giá bia đã phải điều chỉnh tăng từ 15%-30%.

“Nếu chính sách thuế TTĐB được điều chỉnh tăng trong năm 2023 - 2025 thì dự kiến giá bia tiếp tục tăng cao hơn nữa so với hiện nay”- ông Việt nói.

Cũng theo ông Việt, do ảnh hưởng dịch COVID- 19, sản xuất ngành bia năm 2020 giảm 14% so với năm 2019. Năm 2021 sản lượng tiếp tục giảm 7,8% so với năm 2020.

Tổng sản lượng tiêu thụ bia giảm hơn 20% so với năm 2019 tương đương giảm hơn 1 tỷ lít bia. Trong khi đó, theo Bloomberg lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam năm 2020 ước giảm đến 25%.

“Sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, các DN vô cùng khó khăn. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ vẫn chưa thể phục hồi như trước do chi phí các nguyên liệu đầu vào tăng từ 20%- 50% chưa có dấu hiệu giảm. Bên cạnh đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất…”- ông Việt nói.

Theo VBA, ngành đồ uống thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước khoảng 60.000 tỷ đồng/năm. Các nhà máy sản xuất kinh doanh đồ uống có mặt ở 51 tỉnh thành và đóng góp ngân sách lớn cho các địa phương.

Đặc biệt, năm 2018 các nhà máy đóng góp ngân sách cao nhất cho TP.HCM hơn 23.000 tỷ đồng, cao thứ hai là Hà Nội hơn 4.800 tỷ đồng, tiếp đến là Đà Nẵng hơn 2.300 tỷ đồng…

Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành bia rượu nước giải khát đã giảm 10.000 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
9 Yêu thích
2 Bình luận 101 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại