menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Dương Quang

GDP năm 2021 có thể tăng cao nhất 6,1%

Trong điều kiện kiểm soát được dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 dự báo sẽ đạt tới 6,1%. Song nếu diễn biến theo hướng xấu khi dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi, GDP có thể chỉ đạt mức 5,5%.

Sáng 12-7, Lễ công bố báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2020 với chủ đề: "Đầu tư và tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch COVID-19" do Trường Đại học Thương mại tổ chức.

PGS. TS. Hà Văn Sự, trưởng khoa Kinh tế - Luật, thư ký khoc học Báo cáo thường niên cho hay, tác động của dịch COVID-19 là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới, tác động mạnh mẽ, sâu sắc và tiêu cực, đẩy thế giới vào khủng hoảng suy thoái trong đà phục hồi rất mong manh. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng như hàng không, vận tải, đầu tư FDI toàn cầu, làm tê liệt chuỗi cung ứng và chuỗi thương mại toàn cầu…

Việt Nam mặc dù cơ bản kiểm soát được đại dịch, nhưng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế.

Tuy vậy, với chiến lược thực hiện đồng thời mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, năm 2020 Việt Nam đã trở thành điểm sáng về kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Do đó, kịch bản GDP dự báo hai kịch bản tăng trưởng.

Cụ thể, với kịch bản cơ sở tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2021 có thể đạt 6,1%, CPI trung bình khoảng 4%, được dự báo là kịch bản có khả năng xảy ra nhất hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi và đại dịch COVID-19 dần được khống chế.

Với kịch bản này, nhiều nền kinh tế lớn của thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng dương trở lại như Mỹ, EU, Nhật Bản… nhờ đó kinh tế trong nước sản xuất dần được phục hồi, đầu tư khu vực nhà nước tăng trưởng mức 7%. Đóng góp của FDI dự kiến tiếp tục được duy trì, chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, phù hợp nhằm giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Với kịch bản thấp, báo cáo dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,5%, CPI trung bình khoảng 3,5%.

Mặc dù đánh giá đây là kịch bản là ít có khả năng xảy ra, nhưng báo cáo đánh giá nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế thế giới trì trệ và phục hồi chậm, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của Việt Nam bị tác động, đầu tư khu vực nhà nước ở mức thấp, thì tăng trưởng khó đạt được triển vọng cao hơn.

Về khuyến nghị chính sách, các chuyên gia của Đại học Thương mại cho rằng các giải pháp cần tập trung là kiểm soát và giảm thiểu tác động từ COVID-19 tạo ra, thực thi chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, áp dụng công cụ thuế, đầu tư công, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, kinh tế số, ngành chế biến chế tạo, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng.

Với kiểm soát COVID-19, cần triển khai bản đồ chung sống an toàn COVID-19, thúc đẩy thương mại điện tử, hoàn thiện chính sách thương mại hàng hóa, tăng cường xúc tiến xuất khẩu và kiểm soát tốt hoạt động nhập khẩu và cán cân thương mại, chống gian lận xuất xứ và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả