GAP trong chứng khoán là gì? Cách giao dịch với các loại GAP?
GAP được định nghĩa là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch (hoặc 2 cây nến) liên tiếp. GAP được xác định dựa trên giá đóng cửa của cây nến phía trước và giá mở cửa của cây nến phía sau.
Xét theo điều kiện bình thường, giá đóng cửa tại phiên phía trước sẽ là giá mở cửa tại phiên ngay sau đó. Do vậy, việc tăng hay giảm nhiều bước trong giá mở cửa của phiên phía sau so với giá đóng cửa của phiên phía trước sẽ tạo ra khoảng trống lớn trên đồ thị. Lúc này, GAP sẽ được xuất hiện.
Có 2 hình thức GAP chủ yếu:
Trong trường hợp giá nhảy vọt lên trên thì được gọi là GAP Up (GAP tăng giá).
Ngược lại, khi giá giảm xuống dưới gọi là GAP Down (GAP giảm giá).
Trong chứng khoán, GAP đóng vai trò chính là giúp Trader đánh giá, phân tích và thực hiện các giao dịch một cách đơn giản, hiệu quả. Hiện tượng về khoảng trống GAP có thể được lấp đầy hoặc không, thời gian lấp cũng khác nhau, có thể sau một vài phiên hoặc thậm chí lâu hơn.
Đặc điểm của khoảng trống giá GAP
GAP sở hữu các đặc điểm cụ thể, phục vụ cho từng vai trò khác nhau.
GAP xuất hiện tại các vùng kháng cự mạnh và vùng hỗ trợ. Thông thường sẽ có xu hướng quay trở về các vùng này để kiểm tra lại nhằm xác định cụ thể xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục giảm hoặc tăng.
GAP thường xuất hiện tại các khu vực mô hình giá thường hoặc lấp đầy để hoàn thành mô hình đó.
Khi có sự kiện hay thông tin mới gây ra một lượng người tham gia vào thị trường chứng khoán hoặc lượng người mua thì GAP thường xảy ra. Sự xuất hiện này tạo nên sự chênh lệch cao thấp giữa giá mở cửa và giá đóng cửa phiên giao dịch của ngày hôm trước.
Mỗi loại khoảng trống giá sẽ chỉ ra sự bắt đầu của xu hướng hoặc sự đảo chiều của xu hướng đó.
Các loại GAP trong chứng khoán
Trong thị trường chứng khoán có 5 loại GAP chính, cụ thể thông tin từng loại như sau:
Common GAP – GAP thường (thông dụng, bình thường, thông thường)
Common GAP còn được gọi với các tên khác là GAP thường, GAP thông dụng,… Loại này mang tính khoảng trống tạm thời. GAP thông dụng thường sẽ xảy ra khi cổ phiếu đi ngang và dao động trong các phạm vi hẹp.
Thông thường Common GAP cũng sẽ bị lấp kín không lâu sau đó, tuy vậy điều này không phải là luôn luôn. Khoảng cách của giá GAP sẽ không quá cách biệt. GAP này được coi là tín hiệu khá yếu và không ảnh hưởng nhiều đến các sàn giao dịch chứng khoán, Forex,…
Breakaway GAP – GAP phá vỡ (phá vỡ xu hướng)
Breakaway GAP hay còn gọi là GAP phá vỡ, nó xảy ra khi có các thông tin, sự kiện bất ngờ trên thị trường. Những thông tin này sẽ khiến các nhà đầu tư thay đổi tâm lý một cách nhanh chóng, xu hướng giá cũng chuyển sang hướng khác. Từ tăng chuyển thành giảm hoặc ngược lại.
So với các GAP khác, GAP phá vỡ trong nhiều trường hợp không thể được lấp đầy. Tuy vậy có thể linh hoạt các trạng thái như: xuống thấp hoặc lên cao.
Runaway GAP – GAP tiếp diễn
Runaway GAP hay Continuation GAP còn được hiểu là GAP tiếp diễn. GAP này được xuất hiện trong chứng khoán với tần suất và số lượng lớn hơn so với Forex, khi xu hướng giảm hoặc tăng giá được hình thành rõ rệt trước đó.
GAP tiếp diễn sẽ không bị lấp vì thị trường sẽ tiếp tục diễn biến, thay đổi mạnh mẽ đi theo xu hướng hiện tại. Khi có xu hướng tăng, GAP tiếp diễn sẽ là GAP Up, nó sẽ phản ánh được tâm lý phấn khích hoặc mất kiên nhẫn của các nhà đầu tư. Họ sẽ không ngần ngại mà tìm hiểu nhiều cách để có thể mua được cổ phiếu.
Ngược lại, khi GAP giảm thì phản ánh tâm lý bi quan của những người đang nắm giữ cổ phiếu, họ sẽ quyết định bán mạnh vì cho rằng khả năng phục hồi giá là thấp.
Exhaustion GAP – Gọi là khoảng trống kiệt sức, GAP kiệt sức
Đây là khoảng trống kiệt sức, xuất hiện tại thị trường chứng khoán. GAP kiệt sức thường nằm tại đáy hoặc đỉnh sau khi đã hình thành xu hướng giảm hoặc tăng giá một thời gian dài trước đó.
Island Reversal – Gọi là GAP hòn đảo ngược
GAP đảo ngược là khi khoảng trống tăng sẽ tiếp diễn đến giai đoạn đi ngang, cuối cùng là đi xuống. Sau đó, GAP đảo ngược sẽ quay lại, nhưng sẽ không quay lại giai đoạn đi ngang mà sẽ đi thẳng lên.
Điều này khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng mắc kẹt. Khi giá giảm, họ muốn bán cổ phiếu đi nên xu hướng tiếp theo vẫn là giá giảm sâu.
Trên đây là tổng hợp các thông tin để giải đáp thắc mắc GAP trong chứng khoán là gì? Hy vọng với những điều trên sẽ giúp bạn có thể vận dụng chuẩn xác trong các giao dịch của mình. Trong thị trường chứng khoán vốn có rất nhiều kiến thức và thuật ngữ nâng cao, vì thế nếu bạn lo lắng về những rủi ro thua lỗ xảy ra vì chưa đủ kinh nghiệm. Hãy liên hệ với ad qua thông tin ở phần comment để được hỗ trợ!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận