menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Vũ Lương

Gạo Việt Nam sẽ nối tiếp thành công lịch sử

Năm 2020 có thể xem là năm thành công nhất trong lịch sử hơn 30 xuất khẩu gạo của Việt Nam, dù khối lượng xuất có giảm nhẹ nhưng giá trị mang về cao hơn 10% so với 2019. Có được thành công này là nhờ cơ cấu gạo cao cấp tăng cao trong khi gạo cấp thấp đang giảm dần. Năm 2021, dự báo thành công này sẽ nối tiếp.

Có được thành công này là nhờ cơ cấu gạo cao cấp tăng cao trong khi gạo cấp thấp đang giảm dần.

Năm 2021, dự báo thành công này sẽ nối tiếp.

Cùng nhìn lại đặc điểm thị trường lúa gạo Việt Nam và hoạt động xuất khẩu năm qua, hướng đến một năm mới, BizLIVE có cuộc trao đổi với ông Mohit Agarwal, Giám đốc Kinh doanh mảng gạo - Công ty TNHH Olam Việt Nam.

Thưa ông, ông nhận định gì hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2020, và đầu vụ lúa Đông Xuân 2020 - 2021?

2020 là năm xuất khẩu rất tốt của gạo Việt Nam. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - nơi cung cấp đến 90% lượng gạo xuất khẩu, các mùa vụ bội thu với năng suất trung bình cao, ước tính cho hơn 24 triệu tấn lúa (12 triệu tấn gạo). Sản lượng lúa gạo ở khu vực phía Bắc cũng cao hơn so với năm vừa rồi.

Mặt khác gạo xuất khẩu nhìn chung tốt hơn năm 2019, một phần là nhờ cơ cấu giống. Cơ cấu giống lúa gieo sạ ở Việt Nam năm 2020 có sự thay đổi so với năm trước, trong đó giống lúa chất lượng và giá trị cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Chính phủ đã có các chương trình hỗ trợ nông dân để trồng các giống lúa chất lượng cao và tôi hy vọng chương trình này sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới, vì đó cũng là xu hướng phát triển bền vững của ngành lúa gạo trong tương lai.

Gạo Việt Nam sẽ nối tiếp thành công lịch sử

Theo ông nguyên nhân nào đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao trong năm qua? Do nhu cầu thị trường hay do chất lượng?

Trong 11 tháng năm 2020 ước xuất khẩu gạo đạt 5,721 triệu tấn gạo, trị giá 2,837 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 2,52% về lượng nhưng tăng 10,03% về giá trị xuất khẩu. Việc tăng giá này rất tốt cho người nông dân nhờ vậy họ tăng thêm thu nhập, nhưng mặt lâu dài sẽ tác động đến các nhà xuất khẩu gạo. Đặc biệt, khi so sánh giá gạo của Việt Nam với các nước khác, vì trong 3 tháng vừa qua giá gạo của Việt Nam là cao nhất và cao hơn cả gạo Thái Lan, Myanmar, Pakistan và Ấn Độ.

Có những nguyên nhân khiến giá gạo của Việt Nam tăng cao trong những tháng gần đây.

Thứ nhất, thông thường các năm trước, khi Việt Nam thu hoạch rộ lượng gạo cung cấp ra thị trường rất dồi dào nhưng năm nay nguồn cung ở Việt Nam cứ đều đều nên mặt bằng giá cứ duy trì và không có sự đột biến tăng hay đột biến giảm.
Thứ hai, lượng gạo tồn cho xuất khẩu đầu năm nay của Việt Nam thấp hơn so với 2019.
Thứ ba, tăng nhu cầu nhập khẩu cao từ thị trường Philippines, Trung Quốc và nhu cầu nội địa cũng tăng. Thời gian đầu tác động của đại dịch Covid-19 người tiêu dùng Việt Nam muốn tăng dự trữ trong nhà đẩy nhu cầu gạo tăng cao.

Mặt khác, lũ lụt vừa qua ở miền Trung đã làm hư hại hàng ngàn héc-ta diện tích sản xuất nông nghiệp và cũng làm tăng nhu cầu sử dụng gạo nơi đây, nên Đồng bằng sông Cửu Long phải tăng sản xuất để bù đắp lượng thiếu hụt này.

Gạo Việt Nam sẽ nối tiếp thành công lịch sử
Gạo Việt Nam sẽ nối tiếp thành công lịch sử

Như đề cập ở trên, giá gạo Việt Nam tăng cao và vượt qua nhiều nước xuất khẩu khác, nhưng như vậy có hạn chế đến tính cạnh tranh không, thưa ông?

Hiện có khoảng 90% diện tích vụ Thu Đông đã thu hoạch xong, nguồn cung đã cạn. Giá tăng thời điểm này là bình thường nên gạo Việt Nam sẽ không làm mất thế cạnh tranh so với các nước xuất khẩu gạo khác. Vì vậy, việc đánh mất khách hàng cũng sẽ không diễn ra vì đây chỉ là vấn đề tạm thời và đến tháng 1/2021, Việt Nam sẽ bắt đầu thu hoạch vụ Đông Xuân, khi đó nguồn cung sẽ dồi dào lượng tồn kho sẽ tăng cao và giá gạo trên thị trường sẽ bình ổn trở lại.

Lâu nay trong mắt các nhà nhập khẩu gạo thế giới Việt Nam được biết đến là một thị trường rất cạnh tranh, từ người nông dân đến các thương lái trung gian, nhà máy xay xát…; rất cạnh tranh về giá cả và gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ luôn đảm bảo mức giá hợp lý.

Bên cạnh đó, có nhiều thị trường rất thích cạo của Việt Nam và các giống gạo này ở các nước khác như Thái Lan, Ấn Độ hay Myanmar không thể trồng được. Ví dụ như Đài Thơm 8, Nàng Hoa, ST 24 hay OM 5451… Và tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục duy trì vị thế của mình, vì hầu hết các nước đều đánh giá rất cao chất lượng gạo của Việt Nam năm nay.

Gạo Việt Nam sẽ nối tiếp thành công lịch sử

Dự kiến khi vụ lúa Đông Xuân 2021 thu hoạch rộ nguồn cung dồi dào giá gạo Việt Nam có thể hạ nhiệt và bình ổn như ông nói. Khi đó chúng ta bước sang một năm mới, một năm mà theo nhận định của ông đâu sẽ là những thị trường trọng điểm của gạo Việt Nam?

Dự kiến, sản lượng lúa gạo của Việt Nam trong vụ Đông Xuân 2021 sẽ tương đương vụ Đông Xuân 2020 mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhẹ, trong đó, cơ cấu giống lúa gieo sạ có xu hướng tăng tỷ trọng lúa thơm. Tuy giá lúa gạo trong nước đang ở mức khá cao so với bình thường, đến khi thu hoạch rộ giá lúa gạo sẽ phải trở về mức bình thường chứ không giảm sâu như các năm trước.

Năm 2020, lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines chiếm khoảng 35%/tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Nhu cầu gạo của Philippines trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ tương tự năm 2020 với lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam tương đương năm 2020. Philippines vẫn sẽ là khách hàng lớn nhất Việt Nam vì người tiêu dùng Philippines rất chuộng gạo Việt Nam.

Hàng năm, Chính phủ Trung Quốc nhập khẩu nhiều loại gạo của Việt Nam, như gạo hạt dài, hạt vừa, hạt tròn, gạo nếp... Khoảng hai năm về trước Trung Quốc đã giảm mua gạo từ Việt Nam. Tính đến cuối tháng 11/2020, tổng các loại gạo mà Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 670.000 tấn, tăng khoảng 80% so với năm 2019. Năm 2021, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục duy trì lượng mua này từ Việt Nam giống như năm 2020.

Tại một số thị trường truyền thống của Việt Nam như Indonesia, Malaysia vẫn duy trì lượng mua gạo như năm 2020. Indonesia đã tăng mua gạo Việt Nam gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường Malaysia không có gì đặc biệt, riêng thị trường Iraq năm 2020 đã giảm 65% lượng gạo mua của Việt Nam so với 2019.

Trong 5 năm vừa qua, nhu cầu gạo của châu Phi luôn tăng đều lên và dự kiến nhu cầu gạo ở thị trường này trong năm 2021 vẫn tăng như năm 2020.

Trong năm 2020, Iraq đã giảm lượng mua gạo so với các năm trước, nhưng năm 2021 hy vọng họ sẽ quay lại mua gạo của Việt Nam với khối lượng tương đương các năm trước.

Có nhiều dấu chỉ cho thấy năm 2021, sẽ tiếp tục là một năm tốt đẹp cho ngành lúa gạo Việt Nam và tôi tin tưởng Việt Nam vẫn duy trì vị trí nhà xuất khẩu gạo số hai trên thế giới.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại