FRT - Tăng trưởng mạnh mẽ sau dịch
Đây là tiêu đề mà Dũng đã chia sẻ case cổ phiếu FRT trên diễn đàn f319 (http://f319.com/threads/frt-tang-truong-manh-me-sau-dich.1645981/). Lợi nhuận đã đạt 60% từ vùng giá chia sẻ và sắp tới còn tiếp tục tăng như phân tích dưới đây
I. Tổng quan doanh nghiệp
Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập từ 2021, công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT là nhà phân phối bán lẻ ICT đứng thứ 2 Việt Nam. Cuối 2017, công ty vận hành 473 cửa hàng trong đó có 461 cửa hàng FPTshop và 12 cửa hàng Fstudio bán lẻ ủy quyền của Apple. Từ 2018, FRT mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu với 12 cửa hàng tại TP.HCM nhằm đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ của mình
Với kích bản tiêm chủng và mở cửa lại, tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ Việt Nam có thể tiếp tục tăng. Với tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn còn thấp và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Với xu hướng cao cấp hóa của người tiêu dùng – mảng thị phần tập trung của FRT, mảng ICT sẽ tiếp tục tăng trưởng
II. Kết quả kinh doanh và tính hình tài chính
1. KQKD và tình hình tài chính đến 2020
Có thể thấy 2020 là năm khó khăn với FRT do ảnh hưởng đại dịch và thiên tai làm giảm sức mua của thị trường chung, doanh thu 2020 giảm 19% so với 2019.
Lợi nhuận và doanh thu FRT sụt giảm do những đợt đóng cửa hàng do giãn cách ảnh hưởng tới doanh số bán điện thoại, laptop trong bối cảnh người dân có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, chi phí từ chiến lược mở rộng nhà thuốc Long Châu đã làm hao hụt mạnh lợi nhuận của công ty
Tuy nhiên 2020 lại đạt được vài thành tựu đáng ghi nhận: Tăng trưởng doanh thu online, tăng trưởng doanh thu laptop 57% so với cùng kỳ, doanh thu Iphone 12 dẫn đầu thị trường, mở mới 130 cửa hàng thuốc Long Châu và doanh số của Long Châu tăng 133% so với 2019.
- Có thể thấy vòng quay khoản phải trả năm 2020 đã giảm đi cho thấy FRT đang đàm phán tốt với nhà cung cấp trong các chính sách thanh toán tiền hàng năm 2020
- Với các chỉ tiêu sinh lời, do ảnh hưởng của dịch Covid nên ngành bán lẻ ảnh hưởng nặng, doanh thu FRT giảm 12% tương đương mức giàm 1973 tỷ, tuy nhiên dòng tiền 2020 có sự cải thiện, chuẩn bị cho sự phát triển mới của FRT
Đến hết 2020, biên lợi nhuận gộp của FRT đạt 14% thấp hơn mức 22,8% của MWG do chiến lược tập trung vào phân khúc điện thoại cao cấp nhưng vẫn đạt mức tương đối tốt trong ngành bán lẻ ICT. Đến 2020, ROE của FRT bị giảm mạnh do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, chủ yếu đén từ chi phí nhân viên và chi phí thuê cửa hàng do chiến lược bùng nổ mở rộng về các chuỗi cửa hàng thuốc
Đến hết 2020, khoản mục hàng tồn kho chiếm 34% tài sản của FRT và đến Q2/2021, cơ cấu tài sản của FRT chiếm tỷ trọng lớn ở khoản hàng tồn kho (43%) tuy nhiên hiệu quả hoạt động của FRT lại được duy trì tốt khi mà vòng quay hàng tổn kho và vòng quay khoản phải thu được giữ ở mức cao là 4,8 và 62,4 lần
Cơ cấu nguồn vốn đến Q2/2021 nợ vay ngắn hạn tăng lên khá mạnh ( 103% svck) do FRT tận dụng được nguồn vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài giá rẻ và đem cho vay lãi, giúp doanh thu tài chính của FRT tăng lên đáng kể (108% svck). Có thể thấy việc nợ vay ngắn hạn tăng mạnh là một nghiệp vụ tài chính giúp đem lại thêm doanh thu cho FRT chứ không phải là một rủi ro đáng ngại.
III. Tình Hình Hoạt Động
1. Duy trì lợi nhuận chủ yếu từ FPTShop
Trên thị trường bán lẻ điện tử, FPTShop chiếm được 18% thị phần bán lẻ công nghệ, trong đó, thị phần về bán lẻ laptop đứng đầu với 31% thị phần, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh khiến nhu cầu mua sắm laptop để học tập, làm việc càng lớn hơn
Kỳ vọng lợi nhuận tiếp tục khả quan trong Quý 4 khi nới lỏng giãn cách, sức mua được cải thiện nhờ sản phẩm iphone 13 và FPT là nhà nhập khẩu chính hãng cùng với sự cải thiện chi tiêu của người dân hậu COVID giúp gia tăng nhu cầu điện thoại, các hệ thống bán lẻ không còn bị gián đoạn và đóng cửa do dịch bệnh
Dù cho MWG có lợi thế của kẻ tiên phong với độ phủ rộng và mạnh hơn rất nhiều so với FRT ( 1000 cửa hàng TGDĐ và 1500 cửa hàng Điện Máy Xanh), tuy nhiên FPT Shop tiếp tục là đối thủ mạnh với TGDĐ của MWG khi có lợi thế lớn với FRT là đơn vị nhập khẩu hầu hết các dòng điện thoại vào thị trường Việt Nam, các chuỗi bán lẻ khác vẫn nhập hàng từ FPT Shop khiến FPT Shop luôn có hàng trước so với TGDĐ cũng như giá cả cạnh tranh hơn và các uy tín về chất lượng, bảo hành.
Trong bối cảnh bão hòa và tràn ngập đối thủ cạnh tranh, lãnh đạo FRT đưa ra chiến lược rõ ràng về kế hoạch mở mới các chuỗi cửa hàng, trung tâm laptop và mở rộng thị phần theo các sản phẩm công nghê mới
Tiếp tục câu chuyện nghị định 98 sẽ tạo cơ hội cho nhà phân phối được ủy quyền của Apple như FPT shop để gia tăng thị phần ( nghị định 98 áp dụng mức phạt tối đa 200 triệu đối với hàng hóa xách tay không có hóa đơn, giấy tờ hải quan).
Mảng laptop
Nhờ nhu cầu học tập, làm việc online tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và thậm chí còn khiến tình trạng khan hiếm hàng về Việt Nam do đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo đó, FPTshop cho biết số lượng máy tính xách tay bán ra tăng gần 100% so với 2020.
"Năm 2021, tổng số máy tính cá nhân (laptop, PC), máy tính bảng (tablet) và điện thoại thông minh sẽ đạt 6,2 tỷ chiếc trên toàn cầu. Số lượng laptop và tablet được sử dụng vào năm 2021 sẽ tăng 125 triệu chiếc so với năm 2020. Năm 2022, số lượng thiết bị này trên toàn cầu sẽ đạt 6,4 tỷ chiếc, tăng 3,2% so với năm 2021".
Theo Gartner dự báo
Theo số liệu GFK thì đến quý 2/2021, FPT shop dẫn đầu thị phần bán lẻ laptop với 31% thị phần, doanh thu laptop đạt 1.329 tỷ trong nửa đầu 2021
2. Động lực tăng trưởng mạnh trong tương lai với chuỗi nhà thuốc Long Châu
Tiềm năng tăng trưởng ngành dược
Xu hướng các công ty dược dịch chuyển sang phân phối qua kệnh OTC thay vì ETC như trước do các ưu điểm:
· Thu hồi vốn nhanh, rút ngắn vòng quay tiền
· Kênh OTC giảm được sự phục thuộc doanh thu vào các điểm bán buôn
· Thói quen tiêu dùng người Việt thích sự nhanh chóng và tiên lợi, chuỗi nhà thuốc sẽ có tiềm năng rất lớn để có cơ hội tiếp tục chiến lược mở rộng
- Tận dụng sự chuyển dịch cơ cấu kênh phân phối của ngành dược, FRT đã mua lại và phát triển chuỗi nhà thuốc Long Châu với chiến lược phát triển mở rộng bùng nổ liên tiếp phủ sóng chuỗi nhà thuốc trên toàn quốc, cạnh tranh với các chuỗi nhà thuốc như Pharmacity, Medicare, An Khang…
- Tính đến 6 tháng đầu 2021, doanh thu chuỗi Long Châu đạt 1.336 tỷ tăng gấp 3 lần so với cùng kì và chiếm 15% doanh thu của FRT nhờ chiến lược mở mới nhanh chóng và chiến lược đến hết năm vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và cạnh tranh giá thuốc để chiếm lĩnh thị phần và lên kế hoạch chuỗi nhà thuốc sẽ đóng góp 25% doanh thu
- Đang lưu tâm là theo kế hoạch, chuỗi Long Châu lỗ 70-80 tỷ vẫn là mức lỗ nhỏ hơn so với các chuỗi nhà thuốc khác nhưng 90% nhà thuốc hoạt động trên 6 tháng đã đạt được điểm hòa vốn, dự kiến sẽ ghi nhận lại vào 2023
Đứng đầu chuỗi nhà thuốc là Pharmacity với vốn đầu tư lớn, hơn 500 cửa hàng tại 14 tỉnh thành và tiếp sau là chuỗi Long Châu có 268 cửa hàng
Tính đến hết 2020, chuỗi Pharmacity vẫn dẫn đầu về doanh thu, đứng thứ 2 là chuỗi Long Châu của FRT, và đều bỏ xa so với chuỗi An Khang của MWG khi MWG vẫn khá thận trọng trong mảng bán lẻ dược phẩm này. Với chiến lược tiếp tục vay vốn qua kênh trái phiếu để hướng tới mục tiêu mở rộng 5000 cửa hàng, Pharmacity vẫn tiếp tục chưa đem lại được lợi nhuận trong khi FRT tỏ ra hoạt động khá hiệu quả khi bắt đầu ghi nhận lai và nhiều cửa hàng đã đạt được điểm hòa vốn.
Năm 2022 doanh thu dự kiến của chuỗi nhà thuốc Long Châu khoảng 4000-5000 tỷ + thêm mảng ICT tăng trưởng tốt trở lại sau giai đoạn hậu covid-19 của ngành bán lẻ thì FRT xứng đáng có giá 65.000- 70.000đ/cp
Đăng Ký Nhận Tư Vấn Của Tony Dũng tại: https://zalo.me/g/xokdbx762
SĐT: 0985.704.787
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận