Forbes Việt Nam hướng dẫn đầu tư năm 2020
Đầu năm 2019, theo đề nghị của Forbes Việt Nam, các nhà quản lý quỹ và chuyên gia phân tích chọn năm cổ phiếu ưa thích. Có sự trùng hợp về quan điểm lựa chọn cổ phiếu ưa thích, với hầu hết là các công ty đầu ngành. 12 tháng sau, kết quả: 4 cổ phiếu tăng 30-60%, 5 cổ phiếu tăng 10-20%, 3 cổ phiếu giảm giá khoảng 5 %. Khẩu vị của các nhà quản lý quỹ ra sao trong năm 2020?
Chúng ta có thể thấy trong năm vừa qua, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, đi kèm với sự thay đổi các chính sách về luật chứng khoán, quản trị doanh nghiệp để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, chính phủ nỗ lực thay đổi thể chế theo xu hướng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2020, khi đã bắt đầu tháo gỡ những cản trở hoạt động đầu tư bằng ngân sách nhà nước đã tồn tại giai đoạn 2018-2019. Tất cả các yếu tố trên cho phép tôi nghĩ đến kịch bản Việt Nam duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2020.
Trong các tháng cuối năm 2019, các nguy cơ từ việc kinh tế Mỹ suy thoái đã giảm đi, cùng với khả năng thương mại Mỹ – Trung đạt được thỏa thuận cho thấy các dấu hiệu lạc quan hơn đối với kinh tế thế giới trong năm tới. Tuy nhiên tôi cho rằng Việt Nam cần tiếp tục thận trọng để có thể có các phản ứng phù hợp với các biến động kinh tế vĩ mô từ bên ngoài. Tôi tiếp tục duy trì quan điểm đã phát biểu với Forbes Việt Nam trong cuộc phỏng vấn cuối năm 2018 là Việt Nam là điểm sáng về ổn định vĩ mô và thu hút đầu tư trong năm tới.
Bên cạnh đó, cơ hội còn dành cho những ngân hàng năng động với chiến lược đầu tư công nghệ nhằm giảm chi phí hoạt động và tăng chất lượng tập khách hàng. Ngành bán lẻ được hưởng lợi từ xu hướng lớn (mega trends) – đô thị hóa và gia tăng tầng lớp trung lưu.
Ngoài ra, ngành công nghệ thông tin cũng rất hấp dẫn khi xu hướng chuyển đổi số vẫn tiếp tục tăng trưởng vượt bậc trong và ngoài nước. Theo dự báo, ngành này sẽ duy trì mức tăng trưởng bình quân 18-20%/năm từ nay cho đến năm 2026, tạo ra rất nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Tính trung bình trong ba năm vừa qua, thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng 12-14%/năm. Những nhà đầu tư thận trọng có thể tìm đến kênh quỹ đầu tư trái phiếu với mức sinh lợi trung bình 8-9%/năm, vẫn tốt hơn kênh tiền gửi ngân hàng hiện nay. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể đầu tư vào các quỹ chỉ số ETF với ưu điểm vượt trội như minh bạch, giao dịch thuận tiện và phí thấp.
Sức trẻ của cơ cấu dân số và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cùng với sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài sẽ là động lực cơ bản giúp Việt Nam kháng cự lại những rủi ro của một thế giới bên ngoài đầy biến động.
Việt Nam tiếp tục là điểm hấp dẫn trên bản đồ đầu tư toàn cầu khi chỉ số EPS tăng trưởng ở mức 15% và chỉ số P/E ở mức 11 lần. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của các quỹ chỉ số ETF ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam sẽ không tránh khỏi những tác động của các ẩn số từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, và Trung Quốc, cũng như xu thế rút ròng của dòng tiền ở các thị trường mới nổi và thị trường cận biên.
Ngành bất động sản tiếp tục được ghi nhận lợi nhuận ở mức cao từ các dự án của các năm trước và mức giá bán cao trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm năm 2019. Các ngành liên quan đến hoạt động du lịch, thương mại điện tử và xuất nhập khẩu cũng có tăng trưởng rất khả quan.
Ở phía cung, khối kinh tế tư nhân đang trỗi dậy mạnh mẽ nhờ chủ trương đúng đắn của nhà nước. Đây sẽ là một động lực quan trọng của nền kinh tế, song song với khối FDI cho không chỉ năm 2020.
Năm 2019 ngành nông nghiệp tăng trưởng rất thấp do ảnh hưởng của El Nino. Sang năm 2020, thời tiết sẽ thuận lợi hơn, từ đó kéo theo ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan như giống, phân bón, bảo vệ thực vật. Giải ngân đầu tư công tăng tốc sẽ kéo theo nhu cầu với xây dựng và vật liệu xây dựng như đá, sắt thép, xi măng.
Năm 2020 được dự báo sẽ tiếp tục là năm của trái phiếu doanh nghiệp khi cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cùng tập trung phát triển thị trường. Dòng tiền sẽ chuyển dần từ gửi tiết kiệm sang trái phiếu, dù về quy mô và sức hút thì kênh trái phiếu sẽ khó cạnh tranh với gửi tiết kiệm. Đầu tư cổ phiếu sẽ có phần khả quan hơn khi lãi suất giảm và tăng trưởng kinh tế tích cực.
Dẫu vậy, mức tăng của index sẽ không lớn khi cả nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn tích lũy để bứt phá trong các năm tiếp theo. Đầu tư cổ phiếu vì vậy chỉ có thể thành công nếu lựa chọn đúng doanh nghiệp có tăng trưởng cao. Tăng tỉ trọng cổ phiếu, trái phiếu, giảm tỉ trọng tiết kiệm và không đầu tư vàng sẽ có lợi tức cao hơn trong năm 2020.
Trong khi đó, đà tăng trưởng vẫn được cải thiện và duy trì do khả năng thu hút nguồn vốn FDI và sự vươn mình phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân. Tương quan vĩ mô tích cực này nhiều khả năng vẫn tiếp diễn trong năm 2020 đưa Việt Nam thành một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất và ổn định nhất thế giới.
Nhìn xa hơn cho giai đoạn 2020-2025, chúng ta có thể tiếp tục kỳ vọng vào một giai đoạn phát triển nhanh của kinh tế Việt Nam với hai động lực lớn từ nội tại là quá trình đô thị hóa và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.
Về rủi ro, cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ – Trung trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ là rủi ro có thể ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô Việt Nam, đặc biệt là nửa cuối 2020.
Cùng với đó, kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại những rủi ro đáng chú ý liên quan tới một số ngân hàng yếu kém chưa được giải quyết, tăng trưởng bùng nổ của trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn cam kết lợi suất cao, và rủi ro của nhóm các doanh nghiệp start up quy mô lớn, tăng trưởng nhanh nhưng thua lỗ kéo dài.
Vì vậy lựa chọn doanh nghiệp nào sẽ tận dụng thành công cơ hội tăng trưởng chung, mở rộng được thị phần, gia tăng lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sẽ quan trọng với nhà đầu tư. Cổ phiếu vẫn sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của tôi. Tỷ lệ này sẽ thay đổi khi những tín hiệu cảnh báo suy thoái toàn cầu rõ nét hơn.
Đầu tư cơ sở hạ tầng là lực đẩy khá quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua. Hai năm gần đây, vì nhiều lý do, chi tiêu ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng đã chững lại. Dù vậy năm 2019 có thể xem là đáy của nguồn vốn ngân sách rót cơ sở hạ tầng. Chúng ta có thể chưa kỳ vọng nguồn vốn phục hồi mạnh trong năm 2020 nhưng ít nhất có thể nhìn nhận những gì tệ nhất đã ở phía sau lưng.
Về dòng vốn FDI, theo tôi có thể chững lại trong ngắn hạn nhưng sự chững lại này không đáng bi quan. Lý do thứ nhất, FDI nếu có giảm xuống cũng là điều tất yếu. Vì Việt Nam đã nhận rất nhiều vốn FDI so với quy mô của nền kinh tế và Việt Nam cũng đã thu hút nhiều dự án lớn. Quy mô giải ngân FDI/GDP của của chúng ta hiện ở mức cao nhất thế giới.
Mặt khác, do nguồn vốn rót vào cơ sở hạ tầng chững lại, cơ sở hạ tầng phụ trợ cho ngành sản xuất chưa theo kịp dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam thời gian qua. Bởi vậy dòng vốn FDI chậm lại là điều dễ hiểu, không nên thất vọng.
Riêng thị trường bất động sản có một số yếu tố tiêu cực trong ngắn hạn chẳng hạn như một số nhà phát triển dự án condotel không thực hiện được cam kết lợi nhuận. Tuy nhiên theo tính toán của chúng tôi quy mô của dòng sản phẩm này không lớn với cả thị trường bất động sản nên các tác động chỉ diễn ra cục bộ, chủ yếu ở yếu tố tâm lý.
Có những cổ phiếu ngân hàng giao dịch dưới giá trị sổ sách, trong khi đó ROE trên 20%, tăng trưởng 18-20%/năm rất hấp dẫn cho đầu tư dài hạn. Cũng có những doanh nghiệp chỉ số P/E= 10, tăng trưởng 30%/năm, kinh doanh ở các ngành thị trường có dư địa lớn. Nhiều mã chứng khoán hiện nay đã rẻ đến mức phi lý.
Việc ngân hàng Nhà nước duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng vừa phải, hạn chế nguồn tín dụng vào các khu vực rủi ro như bất động sản sẽ giúp kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát duy trì ở mức thấp.
Triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tiếp tục giúp GDP Việt Nam tăng trưởng tốt khi cơ cấu kinh tế nội địa ngày càng hiệu quả hơn trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới đang dần tăng trưởng trở lại, các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục thực hiện biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Chẳng hạn, lao động nông thôn chuyển sang công nhân do vốn đầu tư FDI vào nhiều, người dân nông thôn dịch chuyển lên đô thị để tham gia khu vực dịch vụ; ở nông thôn, việc tích lũy đất đai và ứng dụng khoa học vào sản xuất giúp năng suất và thu nhập ở nông thôn tăng mạnh.
Với việc Việt Nam đang ở đầu của giai đoạn sức mua tăng mạnh thì những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu sẽ là nhóm sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất. Bởi vậy, nhóm ngành bán lẻ và tiêu dùng thiết yếu sẽ là nhóm ngành được hưởng lợi lớn nhất trong đoạn tầng lớp trung lưu Việt Nam tăng mạnh.
Với nền tảng vĩ mô ổn định cho 2020 và thị trường chứng khoán đang ở mức định giá khá thấp trong vài năm trở lại đây, tôi sẽ phân bổ phần lớn tài sản vào thị trường chứng khoán khoảng 90% và phần còn lại vào tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền mặt 10%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận