24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Take Profit Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

FOMO hay không FOMO lúc này?

Hôm nay mình đi lên Bắc Kạn khánh thành điểm trường do một đơn vị lớn tài trợ cho các em vùng cao. Nhưng câu chuyện đc nhắc tới nhiều nhất lại là câu chuyện chứng khoán.

Có anh chơi cũng lâu năm nói:

“Bây giờ vượt đỉnh thì làm gì còn đỉnh. Cá mập cash out đứng ngoài nhìn hết từ tháng 7 rồi. Nhưng thị trường nó vẫn cứ xoay các dòng để đánh.

Tiền bên ngoài đổ vào cứ ùn ùn. Các ông cứ sợ thì nó lại cứ lên. Đến lúc ngay cả cá mập cũng ko chịu đc nữa phi vào kéo Bank Chứng tiếp thì 1800 cũng trong tầm tay.

Quan trọng nhất là chính sách của FED chứ Việt Nam thì kiểu gì cũng phải có các gói kích thích kinh tế rồi.”

Nghe hơi Fomo nhưng mà ngẫm cũng đúng thật. Thế là mình lục lại 2 chỉ báo suy thoái kinh tế trên thế giới để xem lại cho đỡ Fomo.

Vào đầu tháng 5 năm 2018, The Wall Street Journal yêu cầu các nhà dự báo chuyên nghiệp dự đoán thời điểm cuộc suy thoái tiếp theo sẽ bắt đầu. Gần 6 trong 10 câu trả lời rằng cuộc suy thoái tiếp theo sẽ bắt đầu vào năm 2020. Hai nhân tố nổi bật trong số rất nhiều nhân tố để các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đánh giá đó là:

1. Một là độ lệch của lãi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài ( thường là độ lệch giữa lãi suất trái phiếu CP Mỹ 10 năm và lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 3 tháng )

2. Hai là tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ.

Tại sao lại như vậy?

Hiểu một cách đơn giản khi thị trường chuẩn bị đi vào tăng trưởng quá nóng thì lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn có hu hướng tăng nhanh hơn lãi suất trái phiếu kỳ hạn dài.

Bởi khi đó tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều thiếu hụt nguồn vốn nên sẵn sàng vay bằng mọi cách, do vậy nhu cầu vốn trong ngắn hạn tăng mạnh.

Như trong hình đầu tiên bên dưới thì anh em có thể thấy kể từ năm 1982 trở về đây thì cứ mỗi lần độ chênh lênh lệch này tiệm cận về mức 0 thì ngay sau đó không lâu khoảng 10 tháng thì nền kinh tế Mỹ sẽ xảy ra khủng hoảng.

Tính đến tháng 10.2022 mới đây độ lệch giữa lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm và 3 tháng này ở mức 1.5 %. Nhưng điều quan trọng nó đang có xu hướng tăng lên sau khi đã trải qua mức âm ngay trước khủng hoảng Covid.

Nếu nhìn lại lịch sử các cuộc khủng hoảng trước thì có lẽ còn rất lâu nữa hiện tượng đường cong lãi suất đảo ngược này mới xảy ra lần nữa.

Còn tỷ lệ thất nghiệp thì sao?

Nhìn vào bảng số 2 anh chi em có thể thấy cứ mỗi khi tỷ lệ thất nghiệp chạm về vùng trũng xấp xỷ 4% thì ngay sau đó khoảng 9 tháng sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng.

Nguyên nhân là gì?

Người ta giả định rằng trong nền kinh tế chỉ có một lực lượng lao động nhất định. Khi tỷ lệ thất nghiệp về vùng đáy chứng tỏ nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và rơi vào trạng thái toàn dụng nhân công.

Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất do khó tiếp cận nguồn nhân lực. Do đó chi phí nhân công tăng cao và gây áp lực lên lạm phát. Tăng trưởng của các doanh nghiệp chậm lại sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo mới nhất T10/2021 tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 4.6% - chưa đến mức nguy hiểm nhưng cũng cần phải theo sát vì tỷ lệ này đã giảm chóng mặt từ khoảng 14.9% đầu 2020 về dưới 5% nhờ các gói kích thích kinh tế hậu Covid của chính phủ.

Nếu nhìn rộng hơn nền kinh tế Mỹ hay các quốc gia phát triển khác cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới khi ta nhìn vào các chính sách tiền tệ. Thậm chí họ cũng chưa có dấu hiệu muốn thắt chặt mà chỉ bóng gió về việc “ Giảm bơm tiền “ từ 2023.

Và theo quan sát của mình thì nền kinh tế của Việt Nam thường trễ hơn nền kinh tế của Mỹ khoảng 3 – 6 tháng. Và thậm chí Chính phủ mới chỉ có các gói kích thích quy mô 2 % GDP. Trong khi các quốc gia khác như Nhật là trên 56%, Mỹ 26%, Trung Quốc 5% GDP.

Nên đừng nói chuyện thời gian tới chúng ta sẽ thắt chặt tiền tệ.

Đúng là nhìn lại lại thấy Fomo thêm lần nữa. Còn nếu như bạn nào đọc xong vẫn còn sợ thì chia sẻ cho mình lý do mà bạn lo sợ trong thời gian tới nhé.

Nhưng “Một cái đầu sợ hãi sẽ không có chỗ cho những giấc mơ"

Sau bài viết này thì nhà đầu tư đã biết thêm hai chỉ tiêu quan trọng để nhận biết dấu hiệu của khủng hoảng. Nếu thấy có ích thì anh em có thể chiiia sẻ rộng rãi để thêm nhiều bạn bè được biết.

Hình 1: Độ lệch của lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm và 3 tháng kể từ 1954-2021, cột màu xám thể hiện thời gian diễn ra các cuộc khủng hoảng
FOMO hay không FOMO lúc này?
Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp của dân cư trên 16t của Mỹ từ 1954 – 2021, cột màu xám thể hiện thời gian diễn ra các cuộc khủng hoảng
FOMO hay không FOMO lúc này?

Tác giả: Lynch Phan, Founder Take Profit

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả