24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thúy Hạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Fed và rủi ro với các thị trường mới nổi

Các thị trường mới nổi đang phải đối mặt với một rủi ro không nhỏ nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có tăng lãi suất lên tới 6%. Thực tế đã cho thấy, việc Fed tăng lãi suất nhanh và mạnh có thể khiến dòng vốn đầu tư đảo chiều chảy khỏi các thị trường mới

Hiện kỳ vọng về mức đỉnh lãi suất của Fed đang tăng với tốc độ chóng mặt. Theo đó thị trường đang định giá phạm vi lãi suất cho vay qua đêm của Fed có thể tăng lên cao nhất trong khoảng 5,5% -5,75% vào tháng 9, trong khi công cụ CME FedWatch cho thấy gần 50% cơ hội để mức đỉnh lãi suất đạt 6% trong tháng đó.

“Rủi ro định giá lại hiện tại đối với lãi suất cho vay cuối cùng của Fed có lẽ lên tới 6% trong một khoảng thời gian ngắn là trong bối cảnh (sự) phản ứng với lạm phát đang vượt quá mục tiêu một cách ngoan cố trong môi trường tăng trưởng GDP toàn cầu đang suy yếu”, Satyam Panday - Nhà kinh tế trưởng về thị trường mới nổi tại S&P Global Ratings nói với Reuters, “Sự kết hợp này nói chung là một tiêu cực ròng đối với các thị trường mới nổi”.

Trước đó thị trường kỳ vọng các đợt tăng lãi suất tiếp theo của Fed sẽ chỉ ở mức 25 điểm cơ bản, tuy nhiên trong các phát biểu điều trần trước lưỡng viện vào tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã để ngỏ khả năng có thể tăng lãi suất mạnh hơn trong bối cảnh lạm phát cao có nguy cơ trở nên dai dẳng khi mà thị trường lao động Mỹ vẫn rất mạnh.

“Việc Fed tăng lãi suất tới 6% chắc chắn sẽ kiểm tra 'ngưỡng chịu đau' trong lịch sử đối với các tài sản ở thị trường mới nổi”, Chiến lược gia Manik Narain của UBS cho biết, đồng thời dự đoán đồng rupee của Ấn Độ, nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng peso của Philippines và Chile có thể suy yếu tới 5% nếu Fed tăng lãi suất lên 6%.

Một phân tích gần đây của Barclays cho thấy, việc Fed tăng lãi suất 50 điểm cơ bản sẽ làm tăng biến động lãi suất, điều này “sẽ gây bất ổn hơn, vì nó thường đi kèm với hiệu suất kém của các đồng tiền mới nổi, hệ quả là nó có thể khiến lãi suất tại các thị trường mới nổi tăng thêm”. Tương tự, các nhà phân tích tại JPMorgan cho rằng, việc Fed tăng lãi suất 50 điểm cơ bản “sẽ là một sự thay đổi chế độ theo hướng có lợi cho sức mạnh của đồng đôla Mỹ”.

Theo Sahil Mahtani - Chiến lược gia về tài sản tại công ty đầu tư Ninety One, các thị trường cận biên có thể sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi lãi suất đồng USD tăng mạnh. Các nhà phân tích tại Tellimer cũng cho rằng, các thị trường mới nổi nhỏ hơn sẽ đối mặt với rủi ro lớn hơn khi mà các nhà đầu tư thường yêu cầu mức phí bảo hiểm cao hơn so với trái phiếu kho bạc Mỹ vốn được xem là tài sản trú ẩn an toàn.

UBS cũng nhận thấy môi trường lãi suất 6% của Fed cùng với lạm phát vẫn còn nóng sẽ khiến lãi suất ngắn hạn ở Chile và Ấn Độ cũng như Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary dễ bị tổn thương nhất.

Trên thực tế dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi tăng vọt trong tháng 1, nhưng giảm dần trong tháng 2, đây là tín hiệu cảnh báo cho các nhà đầu tư. Dữ liệu của Citi mới đây cho thấy dòng tiền chảy ra vẫn tiếp tục vào tuần trước, trong đó dòng vốn đầu tư rời khỏi các nền kinh tế mới nổi ở Châu Mỹ Latinh, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, trong khi tiền đầu cơ rời khỏi Châu Á.

Tuy nhiên theo các nhà phân tích, các nhà đầu tư, đặc biệt là trên thị trường cổ phiếu, có thể thấy việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ bù đắp phần nào tác động tiêu cực đối với các thị trường mới nổi từ sự suy thoái sắp xảy ra ở Mỹ cũng như động thái tăng lãi suất của Fed. UBS cho biết, chứng khoán Trung Quốc có thể cung cấp nơi trú ẩn an toàn trong kịch bản lãi suất cho vay 6%.

“Các nhà đầu tư có lý do để nghĩ rằng rủi ro đối với các nền kinh tế mới nổi xuất hiện trong bối cảnh các chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ của Mỹ”, Mahtani của Ninety One cho biết, “Tôi nghĩ thật nguy hiểm khi nói lần này là khác, nhưng có vẻ như lần này không máy móc như vậy”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả