Fed tăng lãi suất kỷ lục, thị trường BĐS sẽ ra sao?
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 2/11 tiếp tục nâng lãi suất tham chiếu thêm 75 điểm cơ bản, từ 3,75-4%, nhằm hạ nhiệt lạm phát cao nhất 40 năm. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2008.
1) Hiện trạng - Biến số khó lường
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang gây ra cú sốc lạm phát đình trệ nghiêm trọng, đẩy giá cả tăng cao khi nguồn cung năng lượng bị đe dọa và siết chặt thu nhập của người dân. Điều này khiến cho giá cả của các mặt hàng thiết yếu trở nên đắt đỏ
Xung đột lớn nhất ở châu Âu trong vòng 80 năm, khủng hoảng năng lượng, căng thẳng leo làm cho niềm tin tiêu dùng giảm sút. Bên cạnh đó, châu Âu phải giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn thậm chí còn lớn hơn năm 2015.
Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng áp lực tăng giá và giảm sản lượng.
=> Tất cả điều này đẩy lạm phát lên sát ngưỡng cao nhất trong 40 năm
2) Tác động lên nền kinh tế Việt Nam
Lãi suất tăng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả nợ vay tăng lên, tỷ giá tăng lên, đồng tiền nội tệ của các nước mất giá…
FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát leo thang ở nước này. Kết quả là đẩy giá trị đồng USD tăng vọt. Hiện tại 1 USD = 24.860 VND. Đồng USD tăng bùng nổ, các đồng tiền khác “trượt dốc không phanh”. Điều này làm giá trị nội tệ bị yếu hơn so với USD.
Ngân hàng nhà nước cũng quyết định tăng các mức lãi suất để kinh tế ổn định về giữ giá trị dòng tiền và kiểm soát lạm phát. Khi giá cả tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và chi trả phí dịch vụ ít hơn so với trước đây. Đây chính là lạm phát.
Lạm phát đẩy giá, chi phí đầu vào tăng. Để kìm lạm phát và hút tiền về => Ngân hàng nhà nước đã tăng lãi suất cơ bản từ 5 -> 6%. Có ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm lên 10% => đẩy lãi suất cho vay là 13 -14%
3) Tác động đến thị trường bất động sản Việt Nam
Từ góc độ chủ đầu tư.
Chi phí đầu vào cao, chủ đầu tư không vay được vốn để ra dự án mới. Việc khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các DN. Tín dụng là bệ đỡ của nền kinh tế, là mạch máu, bình ô xy, dưỡng khí của thị trường bất động sản. Không tiếp cận được nguồn vốn này, doanh nghiệp gần như ngộp thở dẫn đến tắc thở. Người dân cũng vô cùng khó khăn. Dự án mới không thể khởi công sẽ khiến nguồn cung nhà ở trên thị trường thiếu hụt, giá cả tiếp tục bị đẩy lên cao, giấc mơ an cư của rất nhiều người dân ngày càng trở nên xa vời.
Từ góc độ nhà đầu tư.
Từ góc độ nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi bị siết tín dụng, lãi suất vay cao khiến cho nhà đầu tư chùn tay, không dám hành động mà chờ tín hiệu thời gian tới. Đối với người có nhu cầu thực, mua để ở thì không có khả năng vay và duy trì việc trả lãi hàng tháng.
Trong ngắn hạn, bất động sản sẽ khó thanh khoản do bị ảnh hưởng nhiều yếu tố. Đối với phân khúc đất nền (lãi vốn) thực sự rất khó khăn và bị chôn vốn nhiều vào tài sản “bất động”. Nhiều nhà đầu tư không có khả năng trả lãi hàng tháng và áp lực đòn bẩy tài chính nên phải bán cắt lỗ.
Đối với xu hướng trung và dài hạn, lãi suất càng tăng cao. Tiền mất giá, khiến cho giá bất động sản lên cao không thể xuống được. Vì thế, đây cũng là thời điểm xuống tiền của các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận