Fed tăng lãi suất: 3 tác động 'không bình thường'
Chia sẻ với Dân Việt, TS. Lê Xuân Nghĩa chỉ đích danh 3 tác động "không bình thường" trong lần tăng lãi suất lần thứ 10 của Mỹ. Theo chuyên gia, những tác động tới Việt Nam là "không đáng kể".
Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % lên mức 5-5,25%. Với lần tăng lãi suất thứ 10 này, lãi suất điều hành của Fed đã lên mức cao nhất kể từ năm 2007 cho tới nay. Nguyên nhân là vì lạm phát tại Mỹ có thể sẽ không giảm nhanh như dự báo trước đó.
Trong thông cáo báo chí, Fed đã không còn nhắc đến kỳ vọng tăng lãi suất trong các cuộc họp tiếp theo báo hiệu chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ có thể đã đến hồi kết. Dù vậy, việc Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ không cắt giảm lãi suất khi lạm phát vẫn ở mức cao đã tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Dù không bất ngờ bởi quyết định tăng lãi suất của Fed, song TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chỉ ra 3 tác động "không bình thường" trong lần tăng lãi suất này của Fed.
"Lần tăng lãi suất này của Fed gần như không được thị trường hoan nghênh. Vì vậy, nhiều người cho rằng trong thời gian tới Mỹ sẽ không còn tăng lãi suất và chuyển sang chu kỳ giảm lãi suất", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Từ những phân tích kể trên, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ ít chịu áp lực từ quyết định tăng lãi suất lần này của Mỹ. Bởi Việt Nam đang có thặng dư thương mại khá lớn (trên 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm) và đồng USD của Mỹ giảm giá như đã đề cập ở trên. Điều này sẽ giúp cho tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài ổn định hơn khi Việt Nam đã và đang có nhiều biện pháp khôi phục kinh tế nhất.
Đó là tác động tích cực. Về tác động tiêu cực, vị chuyên gia này cho rằng mối lo ngại về suy thoái kinh tế trở lên mạnh mẽ hơn, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm hơn. Trong tháng 4 chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm mạnh xuống chỉ còn 46,7 điểm. Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam ở dưới ngưỡng 50 điểm, phản ánh hoạt động sản xuất chế tạo đang bị thu hẹp.
Từ đó, theo ông Nghĩa đây là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ hiện đang bị thắt chặt quá mức, từ đó thúc đẩy thị trường nội địa phát triển, giảm bớt những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận